Phân tích ảnh hưởng của miền núi cooc đi e đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ

Người đăng: Cam Van

Dãy núi Cooc đi e có vai trò như một cánh cung chắn gió. Và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Dubaothoitiet phân tích ảnh hưởng của miền núi cooc đi e đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ nhé!

MỤC LỤC

 

Tìm hiểu về dãy núi hùng vĩ Cooc đi e

Dãy núi hùng vĩ Cooc đi e nằm ở bờ Tây Bắc Mỹ là dãy núi chạy song song với bờ biển Thái Bình Dương. Là hệ thống núi cao hơn 3000m vô cùng đồ sộ và hiểm trở. Đây cũng chính là một trong những dãy núi trẻ lớn nhất thế giới. Không chỉ sở hữu độ cao đồ sộ hơn 3000m hệ thống núi Cooc đi e còn kéo dài hơn 9000km. Hệ thống núi Cooc đi e là nơi chứa rất nhiều kim loại có giá trị như: Vàng, đồng, quặng đa kim, Uranium.

Với danh xưng là dãy núi trẻ hiểm trở và đồ sộ nhất thế giới, dãy núi Cooc đi e tạo cho mình một vẻ hùng vĩ khác thường. Dãy núi trẻ Cooc đi e, dãy An Đét cùng với dãy núi Himalaya vốn được tạo nên do các mảng kiến tạo xô vào nhau. Lúc hoạt động địa chất này xảy ra, ở vị trí tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo đất đá ở những vị trí này sẽ  bị nén ép, dồn lại và nhô lên tạo nên các dãy núi. Theo nghiên cứu và thống kê của nhiều nhà địa chất và khoa học thì dãy núi này vẫn đang vận động và phát triển cao lên hàng năm. 

Đặc điểm địa hình núi dãy núi Cooc đi e

Miền núi Cooc đi e với đặc điểm địa hình gồm nhiều dãy núi chạy song song đan xen vào giữa là các sơn nguyên, cao nguyên và hẻm vực. Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc đi e đồ sộ ở phía tây và nhiều các dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. Ở giữa là miền đồng bằng tựa như 1 lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và Đông Nam. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kỳ, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

Phân tích ảnh hưởng của miền núi Cooc đi e đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ

Đặc điểm khí hậu ở Bắc Mỹ rất đa dạng. Nó vừa có sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc Nam lại vừa có sự phân hóa khí hậu theo chiều từ Đông sang Tây. Cụ thể: 

  • Theo chiều từ Bắc đến Nam: Theo chiều này khí hậu Bắc Mĩ sẽ phân hóa làm 3 kiểu khí hậu khác nhau đó là: Khí hậu hàn đới, khí hậu ôn đớikhí hậu nhiệt đới.

  • Theo chiều của kinh tuyến: Nếu lấy kinh tuyến 100° T làm gốc, về phía Tây của Bắc Mỹ ngoài kiểu 3 kiểu khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới thì nơi đây còn mang kiểu khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến 100° T lại đồng thời hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa khí hậu này là sự hình thành của dãy núi Cooc đi e.

Dãy núi Cooc-đi-e có tác động rất lớn đến sự phân hoá khí hậu của Bắc Mỹ. Bởi hệ thống núi Cooc đi e đóng vai trò như một vòng cung lớn chắn gió và đánh gió. Không những vậy dãy núi này còn làm nhiệt độ của một số vùng tăng cao. Chính vì vậy mà đặc điểm về địa hình của miền núi này có tác động rất lớn đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ. Những vùng càng cách xa dãy núi này thì càng ít mưa và khô hạn. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình gồ ghề cũng tạo nên sự phân hóa khí hậu, chính điều này đã làm cho hệ sinh thái nơi đây vô cùng đa dạng.

Không những vậy, hệ thống núi Cooc-đi-e nằm ở phía Tây Bắc Mĩ lại chạy dọc theo hướng Bắc – Nam. Chính vì đặc điểm địa hình này mà các khối khí ở Thái Bình Dương không thể vào sâu bên trong lục địa. Cho nên hầu hết bồn địa, cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc di e có lượng mưa cực kỳ ít. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nơi đây hình thành nên kiểu khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đồng thời yếu tố độ cao của dãy núi này cũng làm cho khí hậu nơi đây có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

Bên cạnh đó do Bắc Mỹ trải dài qua nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15° Bắc, nên khí hậu nơi đây cũng có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam. Cụ thể, tính theo chiều từ Bắc đến Nam Bắc Mỹ sẽ chia làm 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. 

Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía Đông và núi trẻ phía Tây.

Hệ thống Cooc-đi-e phía Tây như bức tường thành chắn gió Tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữa miền ven biển phía Tây – sườn đón gió có mưa nhiều, sườn Đông và cao nguyên nội địa ít mưa.

Trên đây Dubaothoitiet đã phân tích ảnh hưởng của miền núi Cooc đi e đến sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc.

Bài viết cùng chủ đề