Bạn có tò mò tại sao môi trường mà chúng ta sống lại có những lúc sáng, có những lúc tối. Đôi khi thời gian sáng dài hơn thời gian tối, đôi khi thời gian được chiếu sáng lại ngắn, thoáng chốc trời đã tối sầm. Hãy cùng theo dõi bài viết của Dubaothoitiet để biết Vì sao có hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng ngày và đêm diễn ra và thay đổi như thế nào qua các mùa nhé!
MỤC LỤC
Có hiện tượng ngày và đêm vì Trái Đất hình khối cầu nên luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa, phần được mặt trời chiếu sáng sẽ là ban ngày còn nửa không được chiếu sáng là ban đêm. Hơn nữa, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh một trục nghiêng nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở vị trí kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương hay giờ mặt trời).
Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy ước chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ có độ rộng 15 kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi điểm nằm trên các vĩ độ khác nhau (trừ hai cực) đều có vận tốc dài ngắn khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời nên có những lúc Trái Đất ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời. Vì đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Do trục Trái Đất nghiêng một góc 66o33' so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương nên tùy vị trí mà ngày, đêm ở hai bán cầu dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa xảy ra do Trái Đất tự quay quanh trục nằm nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh mặt trời nên tùy những vị trí khác nhau trên quỹ đạo mà thời gian ngày đêm sẽ khác nhau.
Tính theo dương lịch, các mùa có thời gian ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Tại bán cầu bắc:
-
Mùa xuân: ngày dài hơn đêm. Khi ngày càng dài, đêm sẽ càng ngắn thì mặt trời lại càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.
-
Mùa hạ: ngày dài hơn đêm nhưng khi mặt trời càng gần Xích đạo thì thời gian ban ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Trong 1 năm, ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất.
-
Mùa thu: ngày ngắn hơn đêm. Mặt trời càng xuống gần chí tuyến Nam thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng vào ngày 23-9 thời gian ban ngày sẽ bằng thời gian ban đêm.
-
Mùa đông: ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi mặt trời càng gần Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, đêm dài nhất trong năm.
Ở Xích đạo, thời gian ngày và đêm quanh năm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày và đêm sẽ càng có nhiều sự chênh lệch. Từ vòng cực đi về phía 2 cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (gọi là ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
Như vậy, dubaothoitiet đã giải thích được Vì sao có hiện tượng ngày và đêm. Thật thú vị khi khám phá những hiện tượng xung quanh chúng ta phải không?
Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!