Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với điều gì?

Người đăng: Tham

Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển mạnh mẽ cả về công nghiệp và nông nghiệp ở nước ta. Bên cạnh đó, nơi đây còn được biết đến là cái nôi của nền văn minh lúa nước và cũng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước chỉ sau đồng bằng sông Cửu Long. Vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với điều gì?

Câu hỏi trắc nghiệm

Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với điều gì?

A. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn

C. Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi tụ hàng năm

D. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch

Đáp án: D. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch

Giải thích: Yếu tố gắn liền với việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến sau thu hoạch, với nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng, việc đa dạng hóa sản phẩm phụ thuộc vào công nghiệp chế biến sau thu hoạch.

Một số câu hỏi liên quan:

Giải thích chi tiết: Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông hồng phải gắn liền với điều gì?

Gần đây, hiện tượng chán ruộng, bỏ ruộng xảy ra ở nhiều địa phương do hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp so với nhiều ngành nghề khác. Vậy nên, đã đến lúc đổi mới sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, vận dụng công nghiệp chế biến sau thu hoạch.

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một trong những đồng bằng có diện tích lớn, mật độ dân cư cao và nền kinh tế tương đối phát triển. Nơi đây có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nguồn nước luôn dồi dào, ít xảy ra thiên tai lũ lụt, hạn hán… do vậy đồng bằng Sông Hồng rất phù hợp cho hoạt động phát triển nông nghiệp. Đây cũng là lý do khiến cho đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh và sản lượng nông nghiệp nằm trong top đầu tại Việt Nam.

Tình hình phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng

Nền nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng bao gồm 2 lĩnh vực chính: chăn nuôi và trồng trọt. Với những đặc điểm hiện nay bao gồm:

  • Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước chỉ sau đồng bằng sông cửu Long về diện tích và tổng hợp sản lượng lương thực. Là vùng có trình độ thâm canh cao, đứng đầu cả nước về năng suất lúa ( năm 2002 đặt 56,4 tạ/ha). Các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đồng, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và hoa xen canh. 

  • Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn (tỉ trọng lớn nhất cả nước năm 2002 là 27,2%), chăn nuôi bò sữa, bò lấy thịt và chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản.

Trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Tập trung đầu tư công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến là một trong những giải pháp hướng tới nhiều mục tiêu. Trong đó, cụ thể sẽ giúp giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ do những khó khăn từ đối tác nhập khẩu, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

- Giảm áp lực vào vụ thu hoạch

Vào đúng vụ thu hoạch, năng suất các cây trồng theo mùa vụ sẽ tăng đột biến. Dễ gây tình trạng ùn ứ, sản phẩm thu hoạch bị phá giá, người nông dân khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.

Vậy nên, việc chế biến đa dạng các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch giúp sản phẩm đa dạng hơn, người mua có nhiều lựa chọn và giảm áp lực cho nông dân khi vào chính vụ thu hoạch.

Ví dụ, vào mùa thu hoạch vải ở Hải Dương. Nếu như chỉ bán vải tươi thì khi vào đúng độ chín và thu hoạch thì sản lượng vải tươi tăng, lúc này các thương lái sẽ ép hạ giá vải khiến người nông dân điêu đứng. Nhưng hiện nay, việc xây dựng và phát triển các dây chuyền công nghệ cao làm vải sấy khô, các loại bánh kẹo, sản phẩm từ vải đã giúp người trồng trọt có nhiều hướng khi thu hoạch loại nông sản này lúc vào mùa vụ.

- Nâng cao năng lực chế biến

Thực tế cho thấy, để giải “bài toán” áp lực về tiêu thụ nông sản khi vào chính vụ thu hoạch thì việc đầu tư công nghệ bảo quản, phát triển công nghiệp chế biến là giải pháp căn cơ và bền vững nhất. 

Nâng cao năng lực chế biến giúp đa dạng hóa các mặt hàng nông sản chế biến, nâng tầm giá trị sản phẩm, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu.
Vậy trên đây, dubaothoitiet đã giúp bạn đọc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông hồng phải gắn liền với điều gì”. Mong rằng bạn có thể tham khảo những kiến thức này và nó bổ ích với bạn!

Bài viết cùng chủ đề