Nước ta có 2 đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là 2 đồng bằng có diện tích lớn và là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Vậy giữa 2 vùng đồng bằng này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết so sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi ngay nhé!
Đồng bằng sông Hồng hay còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đây là đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 cả nước, đã được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đối mạnh.
Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô, trũng. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, còn vùng ngoài đê được bồi phù sa sông Hồng hằng năm.
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là đồng bằng có diện tích lớn nhất ở nước ta, được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công. Vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn, diện tích hơn 40 nghìn km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Phần lớn khu vực này nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu với 2 bộ phận là thượng châu thổ và hạ châu thổ.
Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đóng bằng là đất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trùng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,… là những nơi chưa được bồi lấp xong.
– Đều là đồng bằng châu thổ được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
– Địa hình của hai vùng đồng bằng thì đều tương đối bằng phẳng, có đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
– Đồng bằng sông Hồng: Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: > 40.000km2
– Đồng bằng sông Hồng: Cao rìa phía Tây – Tây Bắc, thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều tạo thành ô trùng.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp, bằng phẳng, thấp dần từ tây bắc sang đông nam.
– Đồng bằng sông Hồng: Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Không có đê nhưng có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
– Đồng bằng sông Hồng: Vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm, chỉ có vùng ngoài đê.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Được bồi đắp phù sa hàng năm.
– Đồng bằng sông Hồng: Ít chịu tác động của thuỷ triều.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Chịu tác động mạnh của thuỷ triều.
Thuận lợi:
– Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lý dễ dàng cho giao lưu kinh tế với các vùng. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, phong cảnh đẹp, đa dạng phù hợp cho phát triển du lịch.
– Đất phù sa màu mỡ chiếm diện tích lớn thuận lợi cho cho gia tăng trong sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước.
– Nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển…
– Có một mùa đông lạnh thích hợp để phát triển các loại rau màu ưa lạnh như bắp cải, cà chua,…
– Khoáng sản không phong phú nhưng có giá trị là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khí tự nhiên.
– Tài nguyên biển đang được khai thác hiệu quả nhờ vào phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
Khó khăn:
– Địa hình thấp, có nhiều ô trũng nên mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài và cuốn trôi hoa màu.
– Đất phía trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa, rìa đồng bằng đất bạc màu.
– Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt giá rét ảnh hưởng tới hoa màu. Khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh như sốt xuất huyết và khó khăn trong bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất;
– Nguồn tài nguyên trong khu vực hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác về.
Thuận lợi:
– Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác, hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
– Khí hậu nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng trọt nhất là lúa.
– Có hệ thống sông Mê Công với lượng nước dồi dào, kênh rạch chằng chịt, là nguồn cung cấp cho sinh hoạt, cung cấp thủy sản và phát triển giao thông đường thủy.
– Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm, có nhiều loài chim thú thuận lợi cho phát triển các khu du lịch sinh thái…
– Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều thủy sản quý hiếm chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thuỷ sản, phát triển ngư nghiệp.
– Khoáng sản: Chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí. Tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
Khó khăn:
– Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha) nên gây ra hạn chế trồng cây lương thực ngắn ngày.
– Mùa khô sâu sắc kéo dài cùng với sự xâm nhập mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp.
– Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin so sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với những kiến thức địa lý quan trọng cần thiết sẽ giúp bạn biết những thuận lợi và khó khăn về 2 khu vực đồng bằng ở nước ta. Chúc các bạn học tập tốt nhé!