Đông Nam Bộ là khu vực giáp với Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ - đây là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Vậy cùng dubaothoitiet phân tích thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như thế nào nhé!
Phía Tây và Tây- Nam giáp với đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp - là vựa lúa lớn nhất của nước ta.
Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt.
Phía Tây Bắc Đông Nam Bộ giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar.
Với vị trí này, các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ được xem là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.
Cùng tìm hiểu về địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên qua những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông cửu long. Nhìn chung, địa hình của vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đô thị…
Thuộc miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm.
Đặc biệt khí hậu nơi đây có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm đo được vào khoảng 1500-2000m.
Nhìn chung, khí hậu nơi đây khá ổn định, ít có thiên tai. Tuy nhiên, vào mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Diện tích đất canh tác nông nghiệp được biết đến là thế mạnh của vùng. Hiện nay, trong tổng quỹ đất có 27,1% đang được sử dụng vào mục đích trồng cây nông nghiệp.
Ba nhóm đất này có diện tích và chất lượng tốt, thuận lợi trồng nhiều loại cây như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực.
Chỉ chiếm 2.8% diện tích rừng của cả nước, diện tích rừng Đông Nam Bộ vào khoảng 532.000 ha và phân bổ không đồng đều ở các tỉnh.
Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước sinh hoạt và cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Trong đó, rừng quốc gia Cát Tiên được biết đến là một cơ sở nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh.
Đông Nam Bộ có trữ lượng dầu khoảng 4-5 tỷ tấn dầu và 485-500 tỷ m3, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân.
Có trữ lượng quặng boxit khoảng 420 triệu tấn, phân bổ chủ yếu ở Bình Phước và Bình Dương.
Lượng nước mưa trung bình vào khoảng 1500 - 2000mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra, còn có một số hồ nước ở phía Đông có tổng dung tích vào khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng các tỉnh Đông Nam Bộ bao gồm cả cho phát triển công nghiệp.
Bờ biển dài 350km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế vào khoảng 11,7 nghìn ha.
Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với các bãi biển như Long Hải, Vũng Tàu có bờ biển đẹp - phát triển ngành du lịch biển.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đem lại những thuận lợi và thách thức trong sự phát triển kinh tế của vùng.
-
Địa hình thuận lợi để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, nhà máy có độ dốc giảm dần.
-
Các loại đất và khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả.
-
Thuận lợi trong phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản nhờ nguồn lợi hải sản phong phú.
-
Có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển tổng hợp: bao gồm các bãi tắm đẹp, các đảo ven bờ…
-
Đông Nam Bộ - là trung tâm của nền kinh tế Việt Nam, với sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.
Tổng kết, Đông Nam Bộ là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa và du lịch - từ đó có sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả nước.
Các hạn chế của vùng Đông Nam Bộ bao gồm:
-
Mùa khô kéo từ từ 4 - 5 tháng, gây thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của vùng.
-
Triều cường dâng lên gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất ở các vùng thấp khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
-
Môi trường tự nhiên ở nhiều khu vực đã bị suy thoái dần, nguyên nhân là do tốc độ công nghiệp hóa, xả thải ra môi trường một cách bừa bãi mà chưa có giải pháp tốt để có thể xử lý chất thải của các nhà máy công nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết phân tích thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ mà dubaothoitiet muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích!