Vùng trung tâm Châu Á có địa hình chủ yếu là gì?

Người đăng: Đặng Phương

Châu Á không chỉ nổi tiếng là một trong những châu lục có diện tích lớn mà mật độ dân cư sinh sống ở đây còn đông vào bậc nhất Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vùng trung tâm Châu Á có địa hình chủ yếu là gì? Hãy cùng dõi theo chúng tôi qua bài viết này nhé!

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý của vùng trung tâm Châu Á

Vùng trung tâm địa lý đất liền Châu Á chỉ một vị trí bên trong phạm vi đất liền Châu Á. Nơi đây địa lý cân bằng, cách rất xa bờ biển và có tính đất liền mạnh nhất.

Căn cứ theo cách nói của Trung Quốc vị trí vùng trung tâm này nằm ở thôn Vĩnh Tân - Vĩnh Phong - Ô Lỗ Mộc Tề - Ô Lỗ Mộc Tề khu đặc trị Tân Cương. Tuy nhiên theo Nga tuyên bố vùng trung tâm Châu Á ở vào khu Tos- Bulak, thủ phủ Kyzul thuộc nước cộng hòa Tuva - Liên Bang Nga.

Vùng trung tâm Châu Á có địa hình chủ yếu là gì?

A. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp

B. Núi và sơn nguyên cao

C. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn

D. Vùng đồi núi thấp

Đáp án: B. Núi và sơn nguyên cao.

Giải thích:

- Vùng trung tâm Châu Á có địa hình chủ yếu là núi và sơn cao nguyên. Bởi vì:
- Vị trí địa lý cách xa bờ biền nhất và có tính đất liền mạnh nhất.
- Vùng trung tâm này núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
- Địa hình cũng được phân chia theo các hướng khác nhau:
+ Phía Bắc bao gồm các đồng bằng, cao nguyên thấp và bằng phẳng.
+ Phía Đông địa hình thấp dần về phía biển bao gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía Nam và Tây Nam gồm có các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng xen kẽ lẫn nhau.

Bản đồ Châu Á

Đặc điểm khí hậu vùng trung tâm Châu Á

Khu vực này kéo dài từ Bắc Cực cho đến Xích đạo, có lượng bức xạ của Mặt trời phân bố ở các vĩ độ phía Nam. Tổng quan lượng bức xạ hằng năm nơi đây cao, thay đổi từ 120 - 180 kcal/cm2. Trong đó, vùng Tây Nam Á lượng bức xạ đạt cao nhất từ 180 - 220 kcal/cm2. Tiếp theo là khu vực vĩ độ trung bình có bức xạ từ 100 - 120 kcal/cm2, còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm2.

Bản đồ hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

Đáng chú ý là sự góp mặt của hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng ở Châu Á hơn cả các châu lục khác trên thế giới.

Chúng tôi vừa cùng bạn tìm hiểu về vùng trung tâm Châu Á có địa hình chủ yếu là gì? Đồng thời chúng ta còn được biết địa hình độc đáo riêng biệt của vùng trung tâm có ảnh hưởng lớn tới khí hậu của vùng và châu lục nói chung. Và chúng tôi rất vui được cùng bạn đồng hành khám phá thêm về châu lục này qua các bài viết tiếp theo.

Bài viết cùng chủ đề