Hố thiên thạch là gì? Hố thiên thạch được hình thành như thế nào? Những hố thiên thạch lớn nhất thế giới

Người đăng: Sophie Nguyen

Vũ trụ luôn tồn tại nhiều điều thú vị mà con người vẫn chưa khám phá được hết. Từ thuở ban sơ mới hình thành, Trái Đất đã phải hứng chịu không ít những vụ va chạm thiên thạch dẫn đến sự thay đổi khí hậu hoặc phá hủy toàn bộ hệ sinh quyển của Trái Đất lúc bấy giờ, khiến loài khủng long mất môi trường sống và dẫn đến tuyệt chủng. Ngoài ra cũng làm xuất hiện các hố thiên thạch. Vậy thiên thạch là gì? Hố thiên thạch được hình thành như thế nào? Những hố thiên thạch lớn nhất thế giới nằm ở đâu? Cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hố thiên thạch

MỤC LỤC
 

Thiên thạch là gì?

Thiên thạch, trích Hán tự có nghĩa là « đá trời ». Đây là một loại vật thể tự nhiên ngoài không gian và có tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi ở trong vũ trụ, nó được gọi là vân thạch.

Thiên thạch là gì?

Trong quá trình rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất từ ngoài không gian, thiên thạch bị ảnh hưởng bởi áp suất nên bị nóng lên và ma sát tạo ra ánh sáng. Đôi khi bị đốt cháy lớp ngoài. Hiện tượng này tạo ra sao băng mà ta thỉnh thoảng vẫn thấy trên bầu trời dưới dạng điểm sáng kèm theo cái đuôi. Khi di chuyển với vận tốc nhanh và va vào bề mặt của một số hành tinh hay tiểu hành tinh sẽ tạo ra trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.

Theo wikipedia, trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vết về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.

Nếu thiên thạch có kích thước lớn, phần nhân khó bốc hơi, nó sẽ rơi trên bề mặt trái đất để lại viên hay khối rắn và khối này được gọi là "vẫn thạch"

Vẫn thạch

Nhiều nhà khoa học cho rằng, một thiên thạch lớn rơi xuống Trái Đất vào khoảng 64 triệu năm trước và đâm vào Trung Mỹ. Vụ va chạm này làm tung lên lớp bụi che lấp ánh sáng Mặt trời trong nhiều năm, giết chết các loài thực vật - thức ăn của loài khủng long khiến loài này tuyệt chủng.

Hố thiên thạch là gì và được hình thành như thế nào?

Một thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 50m sẽ cháy rụi trên đường di chuyển từ không gian vào khí quyển của Trái Đất, những phần còn lại của một khối đá nếu có đường kính 1km khi rơi xuống mặt đất vẫn đủ sức xóa sạch một thành phố.

Hố thiên thạch được hình thành như thế nào?

Từ các vụ va chạm thiên thạch này đã tạo ra hố thiên thạch

Rất may là  khả năng đó rất nhỏ, có thể chỉ vài trăm năm một lần.

Những hố thiên thạch lớn nhất thế giới

Các hố thiên thạch hiện nay tồn tại trên Trái Đất đã hình thành từ rất lâu. Kích thước của chúng cũng khác nhau và tùy thuộc vào độ mạnh của các vụ va chạm thiên thạch. Hãy cùng điểm qua những hố thiên thạch có « tên tuổi » lớn nhất nhé!

Hố thiên thạch Barringer

Hố thiên thạch Barringer được lấy theo tên của Daniel Barringer, người đầu tiên gợi ý rằng nó được tạo ra bởi tác động của thiên thạch, hay còn được gọi với cái tên khác là Hố thiên thạch Meteor (bưu điện gần đó có tên Meteor). Nó được tạo ra cách đây khoảng 50.000 năm trong thế Pleistocene, khi khí hậu địa phương ở Cao nguyên Colorado rất lạnh và ẩm ướt.

Hố thiên thạch Barringer

Đây là một hố va chạm thiên thạch khoảng 37 dặm (60 km) về phía đông Flagstaff và 18 dặm (29 km) về phía tây Winslow ở phía bắc sa mạc Arizona phía bắc của Hoa Kỳ. Hố thiên thạch này thuộc sở hữu của gia đình Barringer thông qua Công ty Barringer Crater.

Theo Wikipedia, hố thiên thạch Barringer nằm ở độ cao trên mực nước biển khoảng 1.740 m (5.710 ft). Hố thiên thạch này rộng hơn 1.200 m và sâu đến khoảng 200m, được bao quanh bởi vành đai tăng 45m (148 ft) so với đồng bằng xung quanh. Trung tâm của hố thiên thạch được lấp đầy với 210 – 240 m (690 – 790 ft) của đống đổ nát nằm trên nền đá tảng trên hố. Cho đến nay, rìa miệng hố đã mất chiều cao 15 – 20m (49–  66 ft) tại mép miệng hố do xói mòn tự nhiên; lưu vực của miệng núi lửa được cho là có thêm khoảng 30m (98 ft) trầm tích bổ sung sau tác động từ trầm tích hồ và đất phù sa.

Khung cảnh quanh hố giống mặt trăng nhờ vào khí hậu khô cằn của vùng sa mạc bắc Arizona và một phần vì nó tương đối "mới”  (khoảng 40.000 năm tuổi)

Thiên thạch Canyon Diablo tạo nên hố thiên thạch này có thành phần chủ yếu là sắt và niken có đường kính khoảng 50m và nặng xấp xỉ 150.000 tấn. Ước tính, vụ va chạm có sức "công phá" gấp khoảng 150 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima

Hố thiên thạch Wolfe, Úc

Hố thiên thạch Wolfe có tuổi đời không quá 120.000 năm tuổi và tọa lạc ở 1 vùng xa xôi hẻo lánh của nước Úc. Thiên thạch tạo ra hố này có vận tốc rơi khoảng 15 km/giây

Nằm ở phía đông bắc của sa mạc Great Sandy (Tây Úc), Wolfe Creek được bảo tồn nguyên trạng cũng do môi trường ở Outback và độ tuổi của nó. Mặt hố phủ đầy cát sâu khoảng hơn 50m và rộng khoảng 880m. Cả những mẩu thiên thạch sắt bị oxi hoá và những mảnh thuỷ tinh (hình thành khi cát bị nung chảy) được tìm thấy trong hố Wolf Creek, đã chứng tỏ nguồn gốc thiên văn của nó.

Hố thiên thạch Wolfe, Úc

Ngoài ra, ở giữa của miệng hố chứa đầy thạch cao, loại  khoáng chất màu trắng giữ nước và cho phép sự phát triển của các loài cây cỏ, bụi rậm trong cái sa mạc không lấy gì làm thân thiện cho lắm này.

Hố thiên thạch Karakul

Hố thiên thạch Karakul ở Tajikistan nằm ở độ cao 3.900m so với mực nước biển. Nhờ vậy mà Karakul thường được xem là một trong những hố thiên thạch cao nhất trên thế giới. Ước tính hố có tuổi đời khoảng 25 triệu năm.

Hố thiên thạch Karakul

Hố đã được được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2013 và được sử dụng như một chiếc hồ.

Hố thiên thạch Chicxulub

Đây là một miệng hố va chạm do thiên thạch bị chôn vùi bên dưới bán đảo Yucatan ở Mexico, được đặt theo tên của một đô thị gần tâm của nó là Chicxulub. Hố va chạm này có đường kính hơn 180 km.

Hố thiên thạch Chicxulub

Dựa trên việc định tuổi của đá, người ta xác định rằng cấu trúc này được hình thành từ cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước. Tác động kết hợp với miệng núi lửa liên quan trong việc gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long

Hố thiên thạch Yarra Bubba

Hố thiên thạch Yarra Bubba

Cũng nằm ở Tây Úc, Yarra Bubba thường được xem là hố thiên thạch có tuổi đời lớn nhất trên Trái đất. Hố có đường kính gần 70km (đường tròn trắng đứt khúc) nhưng chỉ có một phần nhỏ "lộ thiên". Qua phân tích đồng vị của khoáng chất zircon và monazit, người ta xác định hố này hình thành cách đây khoảng 2,2 tỷ năm, tương đương khoảng nửa tuổi Trái đất 

Trên đây đã cung cấp tổng hợp các kiến thức về hố thiên thạch và một số hố thiên thạch lớn trên thế giới. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhé!

 

Bài viết cùng chủ đề