Top 10+ Hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp nhất hành tinh

Người đăng: Nguyen Kim

Trái Đất là một nơi tuyệt vời và có những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp đẹp đến mê đắm sẽ khiến bạn phải trầm trồ về khả năng của tạo hoá. Những hiện tượng ấy hoặc rất kỳ lạ, hoặc rất huy hoàng mà chứng kiến một lần có thể để lại trong ta những ấn tượng mạnh, mãi mãi không quên. Sau đây Dubaothoitiet sẽ cùng bạn khám phá top 10 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hiếm thấy nhất hành tinh. 

MỤC LỤC
 

Cực quang

Cực quang là một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp nhưng mang lại những hình ảnh tuyệt đẹp là những dãy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Về mặt khoa học, các dải cực quang được tạo thành do do sự bức xạ từ - hiện tượng tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời và tầng khí quyển bên trên của Trái đất. Khi bị xung đột như vậy đã tạo ra các dải sáng chuyển động liên tục và thay đổi trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời cùng nhiều loại ánh sáng kỳ ảo. Các màu của dải cực quang có màu khác nhau là do trong không khí có nhiều loại khí và ảnh hưởng đến các bước sóng ánh sáng nên tạo ra nhiều màu sắc sặc sỡ đến vậy.

Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, thường diễn ra từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4. Ở Nam bán cầu, hiện tượng này được gọi là nam cực quang. Hiện tượng kỳ thú này rất đẹp và lộng lẫy trên bầu trời đêm nhưng không phải ở đâu cũng có thể quan sát được mà chỉ có một số vùng nhất định mới thấy được hiện tượng quang học tự nhiên này. Cụ thể là những quốc gia nằm trong vùng vĩ độ thấp như Canada, Na Uy, Thụy Điển, Iceland… sẽ dễ nhìn ngắm cực quang. Các cực quang thường "trình diễn" trong vài giờ trước khi biến mất. Mỗi lần cực quang diễn ra là một chương trình nghệ thuật bởi màu sắc, độ sáng, hình dạng của các dải sáng thay đổi liên tục, khi thì nhẹ nhàng, khi thì lên cao trào.

Xoáy nước băng

Xoáy nước băng được biết đến với tên gọi brinicle là hiện tượng hiếm chỉ xuất hiện ở các vùng biển đóng băng bề mặt. Khi bề mặt biển đóng băng tại các vùng như Bắc cực và Nam cực - các xoáy nước băng hình thành do sự lắng xuống của nước biển lạnh (nước bão hòa với muối). Hơi nóng từ vùng biển ấm chảy qua không khí lạnh hình thành băng mới gồm các túi nước biển mặn và lạnh lại với nhau. Hỗn hợp này của nước muối đậm đặc hơn nước biển bên dưới nó, do vậy nó có khuynh hướng từ từ chìm xuống đáy. Nó bị đẩy tới biển, sẽ lắng lại và đông lạnh vùng biển ấm mà nó tiếp xúc.

Xoáy nước băng cũng là một hiện tượng khá nguy hiểm bới do nồng độ muối cao, xoáy nước băng làm tất cả những sinh vật biển đi qua nó. Nhà hải dương học Seelye Martin công bố nó lần đầu tiên vào năm 1974 . Năm 2011, các nhà quay phim của đài BBC lần đầu tiên quay được hiện tượng này vùng biển Nam Cực.

Sét núi lửa

Sét núi lửa là một trong những hiện tượng tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên, nó làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C. Sét núi lửa hình thành do sự va chạm của các hạt magma (đôi khi là cả băng) tạo nên, theo Adam Varble - nhà nghiên cứu giông bão tại Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương. Sự va chạm giữa các hạt trong đám mây tro bụi gây ra sự mất cân bằng điện tích, dẫn tới hiện tượng phóng điện tạo thành sét. Nó diễn ra trong một vụ phun trào núi lửa và chỉ xảy ra khi có sự chênh lệch điện tích trong đám mây núi lửa. Không giống như giông bão thông thường, sét núi lửa cũng có thể xảy ra trước khi bất kỳ tinh thể băng nào hình thành trong đám mây tro bụi. 

Nhà nghiên cứu Boris Behnke từ INGV cho biết thêm rằng, hiện tượng hiếm gặp này dễ bắt gặp hơn ở những ngọn núi lửa nằm gần biển. Tuy nhiên việc chụp ảnh gần núi lửa rất nguy hiểm, nhưng nó lại là đam mê nhiều người, họ đã dành cả đời để săn tìm những khoảnh khắc hiếm hoi của cơn sấm sét trên các ngọn núi lửa đang phun trào trên khắp thế giới. Hệ quả quan trọng của những cơn bão điện này là chúng ảnh hưởng đến thông tin liên lạc: sét có thể làm gián đoạn và tác động tiêu cực đến hàng không. 

Mây thấu kính

Mây hình thấu kính hay còn gọi là mây UFO là những đám mây kỳ lạ có hình dạng như đĩa bay. Nó là những đám mây hình thành cố định trong tầng đối lưu, đặc trưng là luôn luôn đứng im cho dù sức gió có mạnh tới đâu. Điều này xảy ra chính nhờ bởi sự ngưng tụ của hơi nước ở những vị trí cao trong không khí như phía trên những ngọn núi. Hơi nước ngưng tụ khi nhiệt độ giảm và gió thổi chúng vào sườn núi hay những địa hình dốc. Núi là vật cản tự nhiên, buộc mây cô đặc nhanh chóng khi chúng di chuyển tới những tầng không khí lạnh hơn. Những đám mây này có 3 loại hình dạng chính: dạng thấu kính đứng altocumulus (ACSL), dạng thấu kính đứng stratocumulus (SCSL), và dạng thấu kính đứng cirrocumulus (CCSL), thay đổi theo độ cao ở trên mặt đất. 

Mây dạng thấu kính rất hiếm gặp, thường xuất hiện dọc theo các dãy núi cao và chỗ khuất gió bên sườn núi, nhất là khi có một dòng không khí khô và ẩm ổn định bay ngang qua ngọn núi hay đồi. Mây thấu kính thường xuất hiện vào mùa đông, nhưng vẫn có thể nhìn thấy chúng vào những thời điểm khác trong năm. Những loại mây này có thể là tín hiệu của một trận mưa sắp xảy ra trong những ngày hôm sau, hoặc khi bầu khí quyển ẩm hơn trước cơn bão sắp tới.

Cầu vồng đôi

Cầu vồng đôi (hay còn gọi là cầu vồng song sinh) là một hiện tượng thiên nhiên rất ít khi ta có thể nhìn thấy được những hình ảnh đẹp tuyệt vời này. Đây là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua giọt nước mưa rất hiếm gặp. Hiện tượng cầu vồng đôi này thường xuất hiện khi có hai cơn mưa rào diễn ra cùng một lúc, sự kết hợp của các giọt nước với nhau tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2. Trong đó, cầu vồng bậc 1 là rõ nhất.

Hiện tượng này do nhiễu xạ ánh sáng cho phép chúng ta nhìn thấy 52 độ ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này, chúng ta có thể nhìn thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong các giọt nước, trước khi ánh sáng bị phản xạ và thoát ra ngoài. Đó là lý do tại sao cầu vồng phụ có nhiều màu sắc đảo ngược và mờ nhạt hơn. Việc nhìn thấy cầu vồng đôi (cầu vồng bậc 2) cũng giống như bạn nhìn thấy cầu vồng bậc 1, nó được xem là một dấu hiệu của sự may mắn.

Băng xanh

Băng xanh là một trong những cảnh tượng đáng kinh ngạc nhất ở Nam Cực, nơi gió tác động mạnh làm thăng hoa tuyết dẫn đến mất khối lượng ròng của chúng trên các bề mặt băng không tan chảy. Từ đó khiến một số vùng băng Nam Cực có màu xanh dương gợn sóng lăn tăn giống như 1 đại dương bị đóng băng. Các vùng băng xanh thường hình thành khi sự chuyển động của cả không khí và băng bị cản bởi địa hình như những ngọn núi nổi lên từ dải băng, tạo ra các địa điểm có điều kiện khí hậu đặc biệt với việc tích tụ tuyết ròng hình thành do sự thăng hoa của gió làm di chuyển tuyết.  

Nam cực hiện là nơi duy nhất trên Trái Đất có các mảng băng màu xanh với khoảng 1% diện tích bề mặt là vùng băng xanh. Những khối băng ngọc lam lại thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học do số lượng khá lớn các vẫn thạch nằm trong khu vực này. Đối với mắt người các mảng băng thuộc sơn băng cổ xưa đóng vai trò như 1 màng lọc hấp thụ ánh sáng đỏ và vàng, đồng thời phản xạ ánh sáng xanh dương tạo nên các sắc thái màu xanh tuyệt đẹp của 1 sông băng.

Biển phát sáng

Biển phát sáng là hiện tượng thiên nhiên hết sức kì thú và nên thơ và còn có tên biển lân tinh. Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát quang của một số loại sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển gây ra. Những sinh vật phù du phát sáng phát ra chất xyanua nhạt khi gặp áp lực, tạo ra một trong những cảnh tượng phát sáng kỳ diệu nhất hành tinh với những bãi biển lấp lánh. Loài này sẽ phát triển rất nhanh khi lượng nitơ và phốt pho do con người thải ra biển tăng lên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.

Để chiêm ngưỡng cảnh tượng này, bạn chỉ cần đi đến phía tối nhất của bãi biển trong đêm và nhảy xuống nước. Vì sinh vật phù du bắt đầu sáng lên khi bạn va chạm với làn nước, nên hãy dùng tay và chân xoáy nước. Bạn làm điều đó càng lâu thì sinh vật phù du trong nước càng lấp lánh hơn. Ảnh hưởng của hiện tượng này có thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian trong năm và thời tiết, do đó chúng ta không thể biết được khi nào chúng sẽ xuất hiện. Một số địa điểm mà nhiều khả năng bạn có thể chứng kiến hiện tượng phát sáng trên bãi biển là Vịnh Bioluminescent – Puerto Rico, Bờ biển San Diego (Mỹ), bãi biển Maldives, vịnh Toyama (Nhật Bản),...

Mây hình ống

Mây hình ống là hiện tượng những đám mây hình ống được cuộn thành một dải nằm ngang trên bầu trời. Chúng được diễn ra gần một khối khí nóng, bề mặt của khối khí lạnh sẽ bị khối khí nóng đè lên và mây hình ống có thể hình thành. Do tác động của khối khí nóng, độ ẩm và nhiệt độ của vùng không khí xung quanh tăng lên nhanh chóng khiến gió mạnh lên. Gió vừa tiến vừa xoay tròn dọc theo trục ngang của đám mây.

Mây hình ống xuất hiện thấp trên bầu trời và là một trong số ít những hiện tượng thể hiện cho thời tiết khắc nghiệt. Vì những đám mây này được hình thành do dòng chảy không khí lạnh. Mây hình ống thường xuất hiện trước những cơn bão. Sự di chuyển của bão khiến không khí ẩm chứa nhiều hơi nước bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên hơi nước lạnh dần rồi ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti. Chúng xuất hiện sẽ cho bạn biết nơi nào có giông bão phía trước hoặc ranh giới thời tiết khác, như Frông lạnh hoặc gió biển. Nơi duy nhất xuất hiện tượng hiếm gặp này có thể được dự đoán và quan sát định kỳ là vịnh Carpentaria ở Australia. Mây hình ống có thể dài đến 1.000 km, cao 1-2 km và thường chỉ cách mặt đất 100-200 m. Hiện tượng này thường diễn ra từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11 khi độ ẩm trong không khí cao kết hợp gió biển thổi mạnh.

Mặt trời ảo

Mặt trời ảo có tên khoa học là parhelion, là hiện tượng xuất hiện cùng một lúc hai, ba hay nhiều “Mặt trời”. Nhưng chỉ có một mặt trời thật còn lại là các mặt trời ảo, trong đó mặt trời thật sáng nhất. Hiện tượng các quầng sáng kỳ ảo này xảy ra khi mặt trời tiến gần đường chân trời, ánh sáng xuyên qua các tinh thể băng trong không khí, tạo nên hiệu ứng khúc xạ ánh sáng, hình thành 2 - 3 vầng sáng trông giống mặt trời. Các quầng sáng ảo có màu đỏ ở vị trí gần mặt trời nhất, các vị trí xa hơn có màu xanh hoặc vàng. Hiện tượng này có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vào suốt 4 mùa trong năm, nhưng không phải lúc nào cũng nhìn thấy mặt trời ảo cũng rõ ràng.

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng quang học “mặt trời ảo” hay “ảo nhật” thường xảy ra vào thời kỳ thời tiết giá lạnh. Do khúc xạ ánh sáng của các tinh thể băng trên những tầng mây cao tạo thành những điểm sáng, thường là vòng hay quầng sáng chói xuất hiện trên rìa của quầng mặt trời thật.

Bãi chông băng

Bãi chông băng là hiện tượng băng kết tinh thành khối nhọn hoắt mọc bên nhau làm thành một bãi chông băng khổng lồ. Cơ chế hình thành bãi đá chông khá phức tạp, do nhiều yếu tố tác động: quá trình băng tan ở chỗ này, thăng hoa ở chỗ kia làm bề mặt băng không bằng phẳng nữa. Gió đẩy mạnh sự khác biệt làm bề mặt băng ngày càng trở nên lồi lõm. Những bức xạ mặt trời phản xạ trên bề mặt lồi lõm ấy không đồng đều càng góp phần đưa sự khác biệt đến cực đại khiến chỗ này là đáy sâu, chỗ kia thành đỉnh nhọn, lâu dần hình thành bãi chông băng.

Hiện tượng này chỉ thấy ở những vĩ độ cao với chiều cao của những cây chông băng thay đổi từ vài centimet đến 2 mét hoặc hơn nữa. Bãi chông băng trắng muốt, lung linh đã làm biết bao nhà nghiên cứu say mê kể từ thời Darwin. 

Trên đây là top những hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp trên Trái Đất hiếm thấy gây kinh ngạc. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác để khám phá thêm những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khác nhé!

Bài viết cùng chủ đề