Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của các loài sinh vật nói chung và của con người nói riêng. Nhưng hiện nay diện tích rừng ngập mặn đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng do thu hẹp về diện tích khai thác và chặt phá rừng bừa bãi. Vậy rừng ngập mặn là gì? Vai trò của chúng ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống? Phải làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn? Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu ngay qua bài viết sau:
MỤC LỤC
Rừng ngập mặn là khu vực rừng bao gồm nhiều loại cây sống trong các khu vực nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi đây, những thực vật khác rất khó để sinh trưởng và phát triển. Phần lớn những khu vực này lộ ra khi thuỷ triều xuống thấp và bị ngập nước khi mực nước triều dâng lên. Chính vì những điều kiện khắc nghiệt đó nên chỉ có một số loại cây ngập mặn với các đặc tính của mình mới có thể thích nghi được.
Rừng ngập mặn đôi khi còn được gọi là rừng đước. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Theo thống kê năm 2000 rừng ngập mặn phổ biến trên 118 quốc gia trên thế giới với diện tích 137.760 km².
Nằm trong mối tương tác giữa đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá. Các sinh vật phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, hải sản, chim nước, chim di cư, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn.
Hệ sinh thái thực vật và động vật tạo nên sự phong phú cho hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Hệ sinh thái thực vật ở rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú như: sú, đước, vẹt, tràm, mắm… Đây là những loại thực vật đặc trưng nhất của rừng ngập mặn. Hiện nay còn có một số loại cây cỏ và một số loại cây bụi cũng có khả năng sống ở trong môi trường rừng ngập mặn. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo ra sự đa dạng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Thực vật ở rừng ngập mặn thường là loại cây rễ chùm, nhô lên mặt nước, chúng phát triển một cách chằng chịt giúp chúng có thể bám chắc trên nền đất. các cây ngập mặn có thể phát triển trong điều kiện nóng bức, nước mặn và bùn nhơ, trong khi hầu như các thực vật khác không thể sinh sống nổi. Dạng rễ chùm còn có lợi giúp cản dòng nước, giảm đi sức chảy của dòng và tạo điều kiện cho trầm tích được bồi tụ.
Ở hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngoài sự phát triển của những loại thực vật thì nơi đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật và phần lớn là những loại hải sản.
Một số loại động vật sống dưới nước như: tôm, cua, cá, rùa, sò và gồm nhiều động vật đáy. Ngoài ra, còn có những loài động vật sống trên cây như: khỉ, cò...
Do có sự ẩm ướt, nơi đây cũng là một trường sống lý tưởng cho nhiều loài vi sinh vật như: tảo, nấm và cây dương xỉ.
- Là nguồn cung cấp thực phẩm như các loại thuỷ sản (tôm, cá, mực…), mật ong, đường…
- Là nguồn cung cấp một số cây thuốc nam để sử dụng chữa các bệnh thông thường (cây đước)…
- Cung cấp gỗ để sử dụng sản xuất giấy và nhiều các sản phẩm làm từ gỗ khác như bàn, ghế, giường, tủ,...
- Trong quá trình lắng đọng trầm tích, chất độc và chất dinh dưỡng gắn liền với các hạt cát, hạt đất sét,… có thể được được loại bỏ. Do chi phí xây dựng một nhà máy xử lý nước thải thường rất cao nên có một số ý kiến cho rằng, rừng ngập mặn có thể là phương án xử lý môi trường thay thế khi đặt chúng tại khu vực tiếp nhận nước thải.
- Rừng ngập mặn còn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng thần. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh.
- Ngoài ra, rừng ngập mặn có thể sử dụng làm khu du lịch, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản để đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
- Rừng ngập mặn chính là ngôi nhà cho nhiều loài động vật và thực và các loài vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…
- Phát triển du lịch sinh thái và là nguồn ý tưởng cho nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học cả về thực vật lẫn động vật.
- Nhờ có nguồn thực vật dồi dào và phát triển, rừng ngập mặn có vai trò điều hoà khí hậu, làm mát không khí, giảm nhiệt độ.
- Nhờ các loại vi sinh vật mà rừng ngập mặn có thêm vai trò phân huỷ các chất thải giúp giảm ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu tác hại của sóng, bão và nước biển dâng cùng với hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
- Ngăn chặn quá trình xói mòn, lắng đọng trầm tích và mở rộng vùng đất liền.
Hiện nay,Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000ha.
Do Việt Nam có khoảng 3260km đường bờ biển, chạy dọc theo 28 tỉnh và thành phố từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Cà Mau. Chạy dọc theo đường bờ biển ấy, có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), rừng ngập mặn Rú Chà (tỉnh Thừa Thiên - Huế), rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam Giang (tỉnh Quảng Nam, rừng ngập mặn ở Cà Mau.
Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000 ha, được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách khá phổ biến. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.
- Hãy chú ý khi bạn đi trong rừng ngập mặn, đảm bảo rằng bạn không vô tình làm gãy cây rừng hay giẫm đạp lên cây con khi đi vào trong rừng.
- Giữ sạch môi trường nước. Không vứt rác thải, hóa chất và thuốc trừ sâu ra sông, rạch hay biển, bởi vì nó sẽ trôi theo dòng nước để đến rừng ngập mặn. Tham gia vào các sự kiện trồng rừng ngập mặn – càng nhiều rừng ngập mặn được trồng, chúng ta càng có nhiều thủy sản trong tương lai và con người nhận được nhiều từ sự bảo vệ rừng ngập mặn.
- Tuyên truyền lợi ích và các biện pháp bảo vệ rừng.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, biển, trong đó người dân được phối hợp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch.
Như vậy, bài viết trên Dubaothoitiet đã cung cấp cho bạn khái niệm rừng ngập mặn là gì và những vai trò, biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn. Qua bài viết, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của rừng ngập mặn, không chỉ trực tiếp tác động lên cuộc sống con người mà còn có tác động gián tiếp qua vai trò của chúng với môi trường sống và các loại sinh vật. Chính vì vậy, hãy cùng chung tay bảo vệ rừng ngập mặn từ những hành động nhỏ nhất của mỗi chúng ta.