Nam Á có các kiểu cảnh quan nào? Đặc điểm khí hậu Nam Á

Người đăng: Duy Nguyen

Khu vực Nam Á còn được gọi là “Tiểu lục địa Ấn Độ” bởi các đặc điểm về địa hình, khí hậu của lục địa Ấn Độ gần như được thu gọn trong khu vực này. Vậy khu vực Nam Á có đặc điểm khí hậu như thế nào? Nam Á có các kiểu cảnh quan nào? Địa hình Nam Á ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu và cảnh quan của khu vực này? Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Nam Á có khí hậu như thế nào?

Nam Á là khu vực ở phía Nam của châu Á, bao gồm 8 quốc gia. Phần đất liền của khu vực Nam Á giáp với các khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Á và Trung Á, phần biển được bao bọc bởi Ấn Độ Dương.

Khu vực Nam Á có khí hậu đa dạng và bị tác động mạnh bởi đặc điểm địa hình.

Nam Á có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo nhiều cuộc nghiên cứu, đây là khu vực có lượng mưa lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên lượng mưa này lại không được phân bố đồng đều, có sự chênh lệch giữa các vùng có độ cao khác nhau. Từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm là thời gian lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào mùa hạ. Lý do là bởi từ Ấn Độ Dương, gió mùa tây nam nóng ẩm hoạt động mạnh vào thời điểm này.

Ở vùng địa hình đồng bằng và sơn nguyên thấp, gió mùa đông bắc hoạt động mạnh khiến mùa đông ở đây lạnh và khô. Các núi cao, đặc biệt là ở dãy Himalaya, khí hậu phân hóa càng phức tạp hơn. 

Khu vực phía dưới các mạn sườn phía nam có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có nhiều mưa. Càng lên trên các đỉnh núi, khí hậu càng mát hơn, nhiệt độ cũng do vậy mà giảm dần. Ở độ cao 4500m trở lên là kiểu khí hậu băng tuyết vĩnh cửu.

Còn ở phía mạn sườn phía bắc các dãy núi thường có khí hậu lạnh, khô, lượng mưa cũng thấp, đối lập với mạn sườn phía nam, chỉ dưới 100mm.

Độ ẩm ở khu vực Nam Á được ghi nhận cao nhất là trên 80% ở vùng đồi Khasi và Jaintia (Đông Bắc Ấn Độ). Trong khi đó ở Pakistan và Tây Ấn Độ, con số này chỉ dưới 20% - 30%. Khí hậu Nam Á chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động của gió mùa.

Địa hình khu vực Nam Á

Khu vực Nam Á có 3 dạng địa hình phân bố theo từng miền:

Ở phía Bắc của khu vực Nam là hệ thống dãy núi Himalaya. Hệ thống núi này có đặc điểm cao và đồ sộ, hướng núi chính là Tây Bắc và hướng Đông Nam. Chiều dài của dãy lên đến gần 2600km với độ rộng khoảng 320 đến 400km. Đây cũng là ranh giới khí hậu giữa khu vực Nam Á và Trung Á.

Khu vực trung tâm Nam Á là địa hình đồng bằng Ấn Hằng có đặc điểm rộng, bằng phẳng. khu vực đồng bằng này kéo dài hơn 300km từ biển Ả-rập đến vịnh Bengal, rộng từ 250 đến 350 km.

Phía nam tiểu lục địa Ấn Độ là sơn nguyên Đê-can khá thấp, địa hình bằng phẳng. Phía hai bên rìa được nâng lên bởi các dãy Gát Tây, Gát Đông. 

Nam Á có các kiểu cảnh quan?

A. Rừng lá kim, xavan, cảnh quan núi cao và hoang mạc.

B. Rừng nhiệt đới ẩm, hoang mạc, xavan và cảnh quan núi cao.

C. Rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

D. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Đáp án: B. Nam Á có các kiểu cảnh quan Rừng nhiệt đới ẩm, hoang mạc, xavan và cảnh quan núi cao.

Giải thích: Cảnh quan của Nam Á bị ảnh hưởng lớn do đặc điểm địa hình cũng như khí hậu khu vực này. Khí hậu và cảnh quan Nam Á có sự phân bố như sau: khí hậu cận nhiệt đới lục địa khô xuất hiện ở rìa Bắc Ấn Độ và khu vực núi cao Bắc Pakistan; khí hậu núi cao ở dãy Himalaya; khí hậu xích đạo ở viễn nam Ấn Độ và tây nam Sri Lanka; khí hậu bán khô hạn nhiệt đới ở khu vực trung tâm; khí hậu nhiệt đới nóng với mùa đông mát ở Bangladesh; khí hậu nhiệt đới ẩm ở Tây Bắc Ấn Độ. Ngoài ra hầu hết phần báo đảo đều có khí hậu nhiệt đới với những loại khác nhau.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về đặc điểm khí hậu, địa hình khu vực Nam Á, Nam Á có các kiểu cảnh quan nào? Cùng theo dõi Dubaothoitiet.info để có thêm nhiều kiến thức hay nhé!

Một số câu hỏi trắc nghiệm về Nam Á khác:

Bài viết cùng chủ đề