Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh cách xa Trái Đất của chúng ta nhất. Để tìm hiểu kĩ hơn về Sao Hải Vương là gì và hành tinh này có điểm gì khác biệt với Sao Thiên Vương, mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây về Sao Hải Vương mà Dubaothoitiet đã nghiên cứu và tổng hợp.
Sao Hải Vương là hành tinh cuối cùng trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó cách Mặt Trời gấp 30 lần so với Trái Đất. Hành tinh này rất giống với Sao Thiên Vương. Nó bao gồm một lớp sương mù dày đặc gồm amoniac, nước và metan bao phủ một trung tâm rắn có kích thước bằng Trái Đất.
Hình ảnh Sao Hải Vương
Sao Hải Vương nằm ở khoảng cách trung bình khoảng 4,5 tỷ km với so với Mặt Trời và là hành tinh ngoài cùng trong Hệ Mặt Trời tính đến thời điểm hiện tại.
-
Sao Hải Vương được bao quanh bởi hệ thống vành đai gồm 6 vòng.
-
Sao Hải Vương giống như Sao Thiên Vương, là một hành tinh khổng lồ băng.
-
Sao Hải Vương có bầu khí quyển nhiều gió, dày và được tạo ra từ khí hydro, heli và metan.
Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa Mặt Trời nhất, kể từ khi Sao Diêm Vương không còn được coi là hành tinh vào năm 2006. Sao Hải Vương nhỏ hơn Sao Thiên Vương và nó có khối lượng gấp 17 lần Trái Đất.
Sao Hải Vương là hành tinh nhỏ nhất trong bốn hành tinh khí có bán kính xích đạo trên 24.000 km.
Theo NASA, Sao Hải Vương phát ra nhiều ánh sáng hơn mức hành tinh này hấp thụ từ Mặt Trời.
Sao Hải Vương được Urbain Le Verrier phát hiện vào năm 1846 sau lần quan sát đầu tiên về hành tinh này. Trước đây, sự tồn tại của Sao Hải Vương chỉ được suy đoán do sự thiếu nhất quán trong việc tính toán quỹ đạo của hành tinh này.
Tốc độ gió có thể đạt tới hơn 2.000 km/h, khiến Sao Hải Vương trở thành hành tinh có gió thổi nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời.
Sao Hải Vương phải đối mặt với một cơn bão diễn ra liên tục, còn được gọi là Vết Tối Lớn, tương tự như Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc. Điều khiến cơn bão này trở nên khác thường là do nó có kích thước bằng Trái Đất.
Vết Tối Lớn
Sao Hải Vương có tốc độ dịch chuyển khá nhanh đối với chúng ta. Cụ thể nó đang dịch chuyển với tốc độ gần 40 km/s theo hướng cách xa Trái Đất.
Sao Hải Vương được coi là một trong những ngôi sao quan trọng nhất cho các nghiên cứu về quá trình tiến hóa sao và cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin quan trọng về các hệ sao phức tạp.
Một ngày trên Sao Hải Vương chỉ kéo dài hơn 16 giờ. Tuy nhiên, 1 năm trên hành tinh này tương đương với 164 năm trên Trái Đất.
Chúng ta không thể quan sát Sao Hải Vương bằng mắt thường từ Trái Đất
Có lẽ sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là góc quay của chúng. Trục nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Sao Thiên Vương là nghiêng khoảng 98 độ, trong khi Sao Hải Vương và hầu hết các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời quay trong một mặt phẳng lệch rất ít so với mặt phẳng quỹ đạo (mặc dù Sao Kim cũng có lúc chiều quay bị “sai").
Hai hành tinh này còn có khác biệt lớn khác, chẳng hạn như việc Sao Hải Vương có thể có nguồn nhiệt làm ấm nó từ bên trong, trong khi Sao Thiên Vương dường như không có. Ngoài ra, Sao Thiên Vương có màu xanh lam nhạt hơn Sao Hải Vương.
Sự khác biệt giữa Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương đều có màu xanh lam nhưng màu xanh lam của Sao Thiên Vương nhạt hơn. Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích rằng do lớp mây mù trên Sao Thiên Vương gấp đôi Sao Hải Vương.
Sao Hải Vương có 14 Mặt Trăng. Mặt Trăng lớn nhất có tên là Triton, được phát hiện 17 ngày sau khi hành tinh này được tìm ra.
Sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846 bởi Urbain Le Verrier, John Couch Adams và Johann Galle. Chỉ có Voyager 2 đã ghé thăm Sao Hải Vương.
Voyager 2 ghé thăm Sao Hải Vương
Hiện vẫn chưa có kế hoạch thăm dò Sao Hải Vương mặc dù NASA đã thông báo về ý định phóng 1 tàu thăm dò vào năm 2035.
Là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời, với thời tiết khắc nghiệt như vậy, hiện các nhà khoa học chưa tìm ra những dấu hiệu của sự sống ở trên Sao Hải Vương.
Sao Hải Vương là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Nhiệt độ trung bình của nó là âm 214 độ C. Mùa hè trên hành tinh này kéo dài 40 năm và trong thời gian này nhiệt độ ở khoảng âm 200 độ C.
Sao Hải Vương cũng có những vành đai giống như Sao Thổ. Những vành đai này được tạo thành băng và bụi. Hệ thống vành đai của hành tinh này gồm 6 vòng.
Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet.info đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Sao Hải Vương là gì và những thông tin tổng quan về nó. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.