Quá trình đô thị hóa chiếm giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Và mỗi nước sẽ có những đặc điểm đặc trưng về quá trình đô thị hóa khác nhau. Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây trong bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Trình độ đô thị hóa còn thấp
B. Phân bố các đô thị không đều
C. Tỷ lệ dân thành thị tăng lên
D. Có nhiều đô thị có quy mô lớn
Đáp án: D. Có nhiều đô thị có quy mô lớn
Giải thích: Trong suốt quá trình diễn ra quá trình đô thị hóa nước ta chỉ mang 3 đặc điểm sau: diễn ra còn chậm, trình độ thấp; tỉ lệ dân thành thị tăng và phân bố các đô thị không đều. Những thành phố lớn hình thành trong giai đoạn này hầu như rất ít. Chỉ có một số đô thị quy mô lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Do đó quá trình đo thị hóa ở nước ta không có đặc nhiều là có nhiều đô thị lớn.
Trả lời chi tiết: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm
Quá trình đô thị hóa ở nước ta khá chậm so với các nước trên thế giới. Theo ghi chép từ thế kỷ thứ III TCN nước ta đã có đô thị đầu tiên đó là thành Cổ Loa. Đến thế kỉ VI, con số này đã nâng lên 5 đó là: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
Đến thời Pháp thuộc các đô thị với quy mô nhỏ bắt đầu xuất hiện nhiều. Với chức năng chính là phát triển hành chính, quân sự và thương mại.
Cho đến tận những niên 30 của thế kỉ XX các đô thị lớn ở nước ta mới được hình thành dựa trên sự phát triển mạnh về công nghiệp của các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc Đông Dương lúc bấy giờ.
Từ 1945 đến 1954 quá trình Đô thị hóa ở nước ta vẫn diễn ra rất chậm.
Từ 1954 – 1975 quá trình đo thị hóa vẫn tiếp tục diễn ra nhưng lại phát triển theo hai hướng khác nhau. Cụ thể:
Ở miền Nam: Chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để phục vụ cho mục đích quân sự của mình đó là dồn dân phục vụ cho chiến tranh.
Ở miền Bắc: Quá trình đô thị hóa không lan rộng mà chỉ phát triển dựa trên các cơ sở đô thị đã có. Từ 1965 -1972 thì quá trình đô thị hóa ở miền Bắc bị chững lại do chiến tranh phá hoại.
Từ 1975 đến nay: Đô thị nước ta hiện nay đã có thêm nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống giao thông, đèn điền, nước sinh hoạt,... đều được phát triển khá toàn diện nhưng cơ sở hạ tầng vẫn chưa được hiện đại vẫn còn ở mức thấp.
Trình độ đô thị hóa thấp
-
Quy mô đô thị ở nước ta khá nhỏ, tỉ lệ người dân thành thị vẫn còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 30%. Việt Nam so với các nước trong khu vực như Châu Á (44%) thì thấp hơn rất nhiều, và thấp hơn rất nhiều lần so với thế giới (51%).
-
Các đô thị còn phân bố không đều.
-
Trình độ đô thị hóa giữa các vùng các thành phố cũng không đều nhau.
-
Nếp sống đan xen giữa thành thị với nông thôn đang làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế.
Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
Với đặc điểm về địa hình trải dài, hầu hết các đô thị lớn ở nước ta tập trung ở vùng đồng bằng ven biển.
Ở mỗi vùng, mỗi miền số lượng cũng như quy mô đô thị có sự khác nhau vô cùng rõ rệt. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, đây là khu vực có số lượng đô thị lớn nhất nước ta với con số lên đến 167 đô thị). Ở vùng Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít hơn với chỉ 50 đô thị nhưng lại có tỉ lệ dân sống ở thành thị cao nhất cả nước với 6,928 triệu người (chiếm 30,4%). Tây Nguyên chính là khu vực có tỉ lệ dân ở thành thị thấp nhất cả nước với 1,368 triệu người (chiếm 6%).
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc: “quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?” Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt!