Do sự khác biệt về độ cao, khí hậu ở cao nguyên nên khi đạt độ cao khoảng 500m sẽ tương đối mát mẻ và có mưa, ở vị trí cao hơn như cao nguyên với độ cao 1000m là thời tiết Đà Lạt thì mát mẻ quanh năm, đặc trưng của vùng có khí hậu núi cao. Trung Tây Nguyên như thời tiết Đắk Lắk và thời tiết Đắk Nông thì có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Tây Nguyên không phải là cao nguyên duy nhất mà là vùng cao nguyên gồm 9 cao nguyên liền kề. Đó là cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 mét, cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800–1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900–1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam.
Vẻ đẹp của cao nguyên Lâm Viên ở Đà Lạt
Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn.
+ Địa hình vùng núi.
+ Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
Tây Nguyên có mạng lưới sông ngòi dày đặc và cũng là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm :
+ Hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông
+ Hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai Hổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông
+ Hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông
+ Hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông
Ngoài ra còn có sông Ê Xan , Xrê Pốc ... và nhiều thác ghềnh.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, động vật quý hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi,.. Ngoài ra, nơi đây còn có trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái.
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên
Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp đến các bạn đọc những thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như về thời tiết của vùng Tây Nguyên. Hy vọng qua đây các bạn đã chắt lọc được cho mình những thông tin cần thiết và có thể lựa chọn cho mình thời điểm du lịch lý tưởng để đến cảm nhận và trải nghiệm trọn vẹn một Tây Nguyên hoang sơ và hùng vĩ.