Tổng quan bản đồ huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế [Cập nhật 2023]

Người đăng: Cam Van

Nam Đông là một huyện thuộc diện vùng sâu vùng xa của tỉnh thừa Thừa Thiên Huế. Với cảnh vật hoang sơ Nam Đông gần đây thu hút khá nhiều dân phượt trên địa bàn tỉnh đến tham quan và khám phá. Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu bản đồ huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế trong bài viết này nhé!

MỤC LỤC
 

Giới thiệu chung về huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số cả huyện rơi vào khoảng 43000 người với tổng diện tích khoảng 1.750 km². Huyện Nam Đông có địa hình hình đa dạng với nhiều khu vực núi non, đồi núi, thung lũng và sông suối. Tuy diện tích không lớn nhưng nơi đây sở hữu nhiều cảnh đẹp và khu du lịch thiên nhiên như: Khu du lịch sinh thái Thác Mơ, thác Phướn, Thác Trượt, Hang Dơi,...

Vị trí tiếp giáp:

  • Phía đông giáp với huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng qua dãy Bạch mã

  • Phía tây giáp huyện A Lưới

  • Phía nam giáp huyện Tây Giang và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam

  • Phía bắc giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc.

Huyện Nam Đông có bao nhiêu xã?

Toàn huyện Nam Đông hiện nay đang có 10 xã và 01 thị trấn. Cụ thể trên địa bàn đang có 10 xã đó là: 

Trên địa bàn có cả dân tộc kinh và dân tộc thiểu số cùng chung sống với nhau. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Cơ tu, Tà ôi, Pa cô, Pa hy, Vân kiều,... sống tập trung tại các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Lộ và Hương Phú. 

Tổng quan về thời tiết và khí hậu

Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, nên nơi đây chịu ảnh hưởng khí hậu của dãy Trường Sơn và vùng đồng bằng. Thời tiết trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa ngắn với lượng mưa tập trung lớn, và mùa khô kéo dài với thời tiết nóng. 

Mùa Đông ở nơi đây sẽ bắt đầu từ tháng 11 đến tận tháng 4 năm sau. Trong suốt quá trình mùa đông xảy ra thời tiết toàn huyện có phần lạnh giá và tình trạng mưa lớn kéo dài. Kèm theo đó là tình trạng sướng giá kéo dài, độ ẩm không khí cũng khá  thấp. Thậm chí nơi đây còn có nhiều đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến nông nghiệp và các hoạt động kinh tế. Mùa hè sẽ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với tình trạng khô nóng kéo dài. 

Lượng mưa trung bình của huyện giao động từ 2500-2700 mm vào mùa  mưa, cả năm có thể đạt tới 4.576 mm. Nhiệt độ nơi đây giao động từ 20 đến 40 độ, sự chênh lệch nhiệt độ của ngày và đêm cũng khá lớn. Nói chung, lượng mưa hàng năm ở Nam Đông rất thuận lợi cho sự phát triển của một số loại cây trồng. Tuy nhiên, mưa quá lớn cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở đất và lụt lội hàng năm.

Vì nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên nơi đây có hai hướng gió hoạt động chính và ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu nơi đây đó là gió mùa Đông Bắcgió mùa Tây Nam. Gió mùa Tây Nam thường hoạt động vào đầu mùa hè gây ra tình khô nóng dẫn đến lượng nước bốc hơi ở các bề mặt sông hồ rất lớn nên nơi đây thường xuyên có mưa giông. Còn gió mùa Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió này thường mang theo không khí lạnh từ khu vực phía Bắc tràn vào nước ta nên gây ra tình trạng rét đậm rét hại ở nơi đây.

Về tài nguyên thiên nhiên

Ven sông Tả Trạch có rất nhiều phù sa sông phân bổ ở độ cao từ 60 - 80m phù hợp cho việc phát triển trồng trọt các loại hoa màu, cây lương thực như: ngô, khoai, lúa mía,... Ở Nam Đông có đến 9 loại đất khác nhau. Cũng nhờ tính đa dạng của thổ nhưỡng, huyện này rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có rừng trồng kinh tế, chủ yếu là cây keo và cây công nghiệp dài ngày như cao su.

Về cơ sở hạ tầng của huyện

Nam Đông là một trong những huyện thuộc diện vùng sâu vùng xa của tỉnh nên cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây kinh tế của huyện được cải thiện rất nhiều. Huyện được kết nối với Quốc lộ 1A tại ngã ba La Sơn thông qua Tỉnh lộ 14B dài 24 km. Ngoài ra trong những năm gần đây huyện đang có tuyến đường Cam Lộ - Túy Loan được xây dựng, sẽ kết nối vùng này với các khu công nghiệp lớn tại thành phố Đà Nẵng.

Các hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn cũng đã được nâng cấp thông qua việc nhựa hóa và bê tông hóa, đảm bảo việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.

Huyện cũng có bến xe trung tâm thị trấn Khe Tre và bến xe Hương Giang nhằm phục vụ người dân di chuyển dễ dàng về trung tâm thành phố Huế và ngược lại. Trong ngày có đến 20 chuyến cố định trong ngày để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong huyện.

Những thuận lợi và khó khăn của huyện

Những thuận lợi

Với hệ thống tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng nên nơi đây có rất nhiều đặc sản về rừng. Huyện còn khá nguyên sơ nên có rất nhiều địa điểm tham quan khám phá đẹp như: Thác Phướn, Thác Mơ, Thác Trượt, đập Tràn,…

Nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, sáng tạo sẵn sàng sử dụng hết thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ mới.

Những khó khăn

Một trong những khó khăn đầu tiên của huyện đến từ địa hình khá phức tạp. Cộng với việc huyện hiện tại chỉ có một tuyến đường duy nhất là tỉnh lộ 14B vượt qua đèo La Hy để kết nối với Quốc lộ 1A, gây nhiều khó khăn trong việc giao thông, giao thương.

Bên cạnh đó khí hậu khắc nghiệt tại địa phương hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, lũ lụt, bão,... Đây đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ví dụ như gãy keo, cao su, và cũng ảnh hưởng đến giao thông thủy lợi và đời sống sinh hoạt của người dân.

Bản đồ huyện Nam Đông

Bản đồ hành chính huyện Nam Đông

 

Bản đồ giao thông huyện Nam Đông

Bản đồ huyện Nam Đông nhìn từ vệ tinh

Bản đồ địa hình huyện Nam Đông

Trên đây Dubaothoitiet đã giới thiệu sơ lược về bản đồ huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng khám phá thêm nhiều khu vực thú vị khác tại Dubaothoitiet nhé!

Bài viết cùng chủ đề