Khí hậu thái bình là gì? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình

Người đăng: Duy Nguyen

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc phía Nam đồng bằng sông Hồng và là một trong những vựa lúa của khu vực phía Bắc. Vậy bạn có hiểu rõ Khí hậu Thái bình là gì? hay vị trí địa lý và điều kiện của nơi này không? Hãy cùng dubaothoitiet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC

 

Vị trí địa lý

Thái bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam  và tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Nam Định Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.  Trung tâm tỉnh là Thái bình cách Hà Nội110 km về phía Đông.

Thái Bình nằm trong những tỉnh có phạm vị ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có hệ thống biển và hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước cũng như ngoài nước. Do vị trí địa lý nên Thái bình có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Khí hậu

- Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa  mưa  từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC – 24oC (thấp nhất là 4oC cao nhất là 38oC).

- Lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm – 1.800 mm.

- Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.800 giờ, lượng nước bốc hơi 728 mm/năm.

- Độ ẩm trung bình vào khoảng 85oC – 90oC

- Điều kiện khí hậu của Thái Bình có nhiều thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, nhược điểm của khí hậu ở Thái Bình là độ ẩm cao nên việc bảo quản máy móc, thực phẩm gặp nhiều khó khăn và dễ bị hư hỏng.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Thái Bình là một trong hai tỉnh không có bất kì một ngọn núi hay quả đồi nào. Địa hình nơi đây bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, nhưng ở từng khu vực lại có nơi đất trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung, độ cao so với mặt biển từ 1 - 2 mét.

Địa hình Thái Bình có ba kiểu: 

  • Đồng bằng tích tụ cao và mới được hình thành; 

  • Đồng bằng tích tụ thấp với kiểu tích tụ phù sa mới, thấp, phát triển ở những nơi ít được bồi đắp phù sa;

  • Đồng bằng duyên hải, đất mặn chiếm đa số diện tích, sau đến đất cát trên dải cồn và đất phèn.

Đất

Do được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên đất đai ở Thái bình rất màu mỡ và phì nhiêu.

Do sự phân hóa của địa hình nên Thái bình có các nhóm đất:

  • Đất mặn: phân bố ở các cửa sông ven biển, những chỗ trũng và ngoài đê. Loại đất này thích hợp trồng các cây như đước, sú, vẹt,....

  • Đất cát ven biển: phân bố ở các cồn cát duyên hải cũ, thường có địa hình cao hơn so với đồng bằng. Loại đất này rất phù hợp để có thể trồng các cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, cam, chanh.

  • Đất phèn: đất có thành phần cơ giới nặng, nhão dẻo khi ướt, cứng rắn và nứt nẻ khi khô và thường xuất hiện một lớp màu vàng bám trên mặt đất hoặc trong các khe đất.

  • Đất phù sa: đây là loại đất chủ yếu trồng lúa, có hệ thống thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền rất thuận lợi.

  • Đất bạc màu và đất xói mòn: Nhóm đất này rất nghèo chất dinh dưỡng, không thích hợp để gieo cấy lúa, nhưng có thể phát triển một số loại hoa màu như đậu, lạc, vừng, rau và một số cây cho củ.

Nước

Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ mạng lưới sông ngòi dày đặc và lưu thông lượng nước mặt khổng lồ. 

Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 khối nước cho các con sống lớn như sông Hồng; sông Trà Lý; sông Thái Bình cùng với sự kết hợp của lượng nước mưa rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phục vụ cho đời sống nhân dân Thái Bình.

Tiềm năng và nguồn lợi từ thủy hải sản là một trong những thế mình của tỉnh Thái Bình.  Thái Bình có 3 thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Sông thái bình - nơi nuôi trồng đánh bắt cá nước ngọt cũng như phục vụ sinh hoạt của nhân dân

Khu vực nước lợ - phù hợp nuôi tôm sú

 

 

Biển đồng châu - Thái Bình

Khoáng sản

Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải với trữ lượng 1.263 triệu tấn. Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục ngàn mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…

Bên cạnh đó Thái Bình còn có mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m, chưa được khai thác.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Thái bình có 2 trong 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 nơi còn lại là Nam Định và Ninh Binh. 

Khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng

Qua bài viết này, hy vọng dubaothoitiet sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Khí hậu Thái Bình cũng như các thông tin hữu ích về nơi đây.

Hãy theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi để có thể cập nhập thêm những thông tin có ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề