Khí hậu Thái Nguyên? Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên

Người đăng: John Nguyen

Nhắc đến Thái Nguyên, ai cũng nghĩ về những triền đồi lộng gió và hương, hương của trè xanh mát, gió của đồng nội bát ngát. Sở dĩ mảnh đất tỉnh lỵ ấy trù phú như ngày hôm nay là do mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa, quanh năm đủ cả nắng, cả mưa và cả gió lạnh. Vậy có khi nào những người dân 20 tự hỏi, mảnh đất quê hương mình thuộc vùng khí hậu nào? Ngay sau đây cùng Dự báo thời tiết giải đáp thắc mắc trên nhé!

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý của Thái Nguyên

  • Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Phía bắc Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn; phía nam giáp thành phố Hà Nội; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.      

Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ  21020’ đến 220 03’ vĩ độ bắc và từ 105052’ đến 106014’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km).
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.531,71km2, chiếm 1,07% diện tích tự nhiên cả nước và dân số năm 2011 là 1.139.444 người, bằng 1,35% dân số cả nước.

Ý nghĩa: Vị trí địa lí của tỉnh Thái nguyên vừa mang ý nghĩa là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, vừa là cầu nối giữa vùng núi Đông Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng. Vị trí địa lí đó tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ vị trí như vậy, Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

  •  Phạm vi hành chính

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Đặc điểm khí hậu Thái Nguyên

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện:

Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. 

Nhìn chung, khí hậu và Thời tiết Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên

Điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên

Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

  •  Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn
  •  Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
  •  Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang 
  •  Phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km)

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. 

Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh...
 
Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên 

Hơn thế nữa, Thái Nguyên còn được thiên nhiên ưu ái với tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Rất chào đón quý vị một lần ghé thăm Thái Nguyên để biết thêm nhiều hơn mảnh đất hiền hòa, con người dễ mến nơi đây nhé. Thái Nguyên tự hào đệ nhất danh trà!

Bài viết cùng chủ đề