Khí hậu Bình Dương, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương

Người đăng: My Linh

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương mang tính chất khí hậu đặc trưng của khu vực miền Đông Nam Bộ. Vậy, những Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bình Dương là gì? Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu qua ngay bài viết sau:

MỤC LỤC

 

Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 2.695,2km2 (khoảng 0,83% diện tích tự nhiên của cả nước), nằm trong 11o52’ - 12o18’ Vĩ Bắc, 106°45'- 107°67'30" kinh độ Đông. 

  • Phía Bắc nằm giáp tỉnh Bình Phước. 
  • Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện: Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Dĩ An, Thành phố Thuận An, Thị xã Bến Cát, Thị xã Tân Uyên, Huyện Bắc Tân Uyên, Huyện Bàu Bàng, Huyện Dầu Tiếng, Huyện Phú Giáo.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 60m đến 40m so với mực nước biển, riêng ở phía Nam địa hình thấp hơn khoảng 30m đến 10m so với mực nước biển. Dựa vào đặc điểm độ cao và hình thái có thể chia thành 4 nhóm địa hình chính:

- Vùng đồi núi thấp: thuộc huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Địa hình này chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh

- Vùng địa hình bằng phẳng: tất cả các huyện của tỉnh đều xuất hiện dạng địa hình này, chiếm khoảng 55% diện tích toàn tỉnh.

- Vùng địa hình thung lũng bãi bồi: chiếm khoảng 5% diện tích toàn tỉnh

- Vùng địa hình núi sót: nằm ở phía Nam thị xã Dĩ An và huyện Dầu Tiếng. Diện tích nhỏ không đáng kể.

Đất đai

Đất đai của tỉnh khá phong phú và đa dạng:

Đất xám: diện tích khoảng 142.444ha (chiếm 54.8% tổng diện tích đất đai của tỉnh). Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây công nghiệp và cây ăn quả. Hầu hết trên địa bàn các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một đều có loại đất này. 

Đất đỏ vàng: chiếm 65.243ha (khoảng 25.12% diện tích đất toàn tỉnh). Loại đất này thích hợp với loại cây như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và rau màu..Đất có chủ yếu ở các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát. Ngoài ra, còn có một vài nơi ở huyện Dầu Tiếng và thị xã Dĩ An. 

Đất phù sa: diện tích khoảng 15.725ha (chiếm 6.05% tổng diện tích đất của tỉnh). Đất phù sa ở Bình Dương được sử dụng cho việc trồng lúa, lương thực, rau, quả, đặc biệt là trồng cây ăn quả đặc sản, chất lượng cao. Đất chủ yếu phân bổ ở những vùng thung lũng bãi bồi dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Đất phèn: khoảng 3.300ha, đất phèn thường rất chua (pH=3.5), nghèo lân. Nhưng sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái,...

Đất dốc tụ: diện tích khoảng 3.200ha, thường phân bố ở nơi có địa hình thấp, bằng phẳng, các khoảng giữa những đồi phù sa cổ, tập trung cao ở thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên. 

Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích rất nhỏ (khoảng 91ha). Nhóm này phân bổ chủ yếu ở núi Châu Thới, Tha La, được sử dụng khai thác đá làm vật liệu xây dựng.

Tài nguyên

Tài nguyên rừng: rừng Bình Dương rất phong phú về chủng loài. Có thể kể đến một số loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, giáng hương,...Ngoài ra, có nhiều loài cây được dùng làm dược liệu chữa bệnh, nhiều cây thực phẩm. Nhưng gần đây, do bị khai thác quá nhiều nên diện tích rừng bị giảm sút nghiêm trọng.

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản Bình Dương khá phong phú, nhất là các loại như cao lanh và nhóm vật liệu xây dựng như cát, cuội, sỏi, đá, sét gạch ngói…

Đặc điểm khí hậu

Thời tiết Bình Dương cũng mang những tính chất đặc trưng của khí hậu vùng Đông Nam Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm là 26,5oC, tháng 4 là tháng có nhiệt độ cao nhất (khoảng 29oC), tháng thấp nhất là tháng 1 (khoảng 24oC).

- Số giờ nắng trung bình là 2.400 giờ, có năm số giờ nắng tăng cao lên tới 2.700 giờ.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (335mm), tháng mưa ít nhất là tháng 1 (50mm).

- Chế độ gió khá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi bãoáp thấp nhiệt đới.

- Độ ẩm tương đối cao, khoảng 80 - 90% và thay đổi tùy theo mùa.

Hy vọng qua bài viết "Khí hậu Bình Dương, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương" sẽ giúp bạn có thêm những điều mới mẻ trong kho tàng kiến thức của mình. Hãy theo dõi Dubaothoitiet để biết những thông tin thời tiết và khám phá những điều mới mẻ, thú vị của thế giới nhé!

Bài viết cùng chủ đề