Khám phá đặc điểm khí hậu Hà Giang, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang

Người đăng: My Linh

Là tỉnh thành nằm ở cực Bắc, địa đầu Tổ Quốc. Hà Giang vừa có vị trí địa lý đặc biệt, vừa có khí hậu mang tính đặc trưng của miền Bắc nhưng cũng mang những đặc điểm rất riêng. Vậy, những điểm riêng của khí hậu Hà Giang là gì? Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu qua bài viết sau:

MỤC LỤC

 

Vị trí địa lý

Hà Giang nằm ở cực bắc, là địa đầu của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37km2. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10km về phía tây nam, có kinh độ 104024'05’’, mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16km về phía đông - đông nam có kinh độ 105030'04".

- Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274km.

- Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng.

- Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37km2 , trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115km và từ bắc xuống nam dài 137km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10km về phía tây nam, có kinh độ 104024'05’’, mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16km về phía đông - đông nam có kinh độ 105030'04".

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã: Thành phố Hà Giang, Huyện Bắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện Mèo Vạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mần, Huyện Yên Minh.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Ðịa hình tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, chiếm 48,36% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó có đỉnh cao nhất là 2.418m là đỉnh Tây Côn Lĩnh, điểm thấp nhất cao 100m, độ cao trung bình là 800m so với mặt nước biển. Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

  • Cao nguyên Đồng Văn: gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. 

  • Vùng cao phía tây: gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

  • Vùng núi thấp: gồm địa bàn các huyện, thị xã còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Sông ngòi

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, ở đây có mật độ sông - suối khái dày. Độ nông sâu không đều, ảnh hưởng bởi địa hình nên độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác.

Một số con sông lớn của Hà Giang như: Sông Lô (đây là nguồn cung cấp nước lớn cho vùng trung tâm tỉnh), sông Chảy (nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây Hà Giang), sông Gấm (nguồn cung cấp nước phía Đông).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, tỉnh Hà Giang có 284.537ha đất, tỷ lệ che phủ đạt 36,1%. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 262.957ha, diện tích rừng trồng là 21.580ha.

Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, nhiều loài động vật quý hiếm như gấu ngựa, sơn dương, gà nôi, đại bàng..., có các loại gỗ quý hiếm như pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, chò chỉ... Các khu bảo tồn thiên nhiên có 5 khu: Tây Côn Lĩnh, Phong Quang huyện Vị Xuyên; Căng Bắc Mê huyện Bắc Mê; Bát Ðại Sơn huyện Quản Bạ; Du Già huyện Yên Minh.

Tài nguyên khoáng sản

Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau.Một số mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: antimon ở các mỏ, Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh), sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê, chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Ban, Bằng Lăng, Cao Mã Pờ. 

Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirit, thiếc, chì, đồng, mangan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…với trữ lượng nhỏ hơn.

Tài nguyên du lịch

Hà Giang có nhiều điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như thác Cô Tiên, chùa Sùng Khánh (huyện Vị Xuyên), Nhà Vương (huyện Ðồng Văn) và nhiều di tích lịch sử có giá trị khác.

Ngoài ra, Hà Giang có tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng...Những tiềm năng đó đã thu hút được du khách quan tâm và đến với Hà Giang.

Đặc điểm khí hậu

Hà Giang nằm ở phía Bắc nên đặc điểm khí hậu có những đặc điểm đặc trưng của khí hậu miền Bắc. Thời tiết Hà Giang mang khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Vì là tỉnh thuộc vùng núi cao cho nên khí hậu Hà Giang lạnh hơn nhiều so với những vùng trung du, đồng bằng ở phía Bắc. 

Nhiệt độ trung bình năm 21.6oC - 23.9oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng tháng 6, tháng 7, tháng thấp nhất là tháng 1. Biên độ nhiệt lớn. Đặc biệt, mùa đông Hà Giang nhiệt độ có thể giảm dưới 0oC, xuất hiện băng tuyết. Đây là thời gian rất thu hút khách du lịch về khám phá Hà Giang.

Độ ẩm cao và duy trì qua các mùa

Lượng mưa trung bình năm đạt 2.860mm.

Thông thường mùa đông các chuyến du lịch sẽ ít hơn nhưng Hà Giang lại khác. Những hiện tượng như băng giá, tuyết rơi rất hiếm khi thấy ở một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, nên vào mùa lạnh, Hà Giang rất thu hút khách du lịch.

Như vậy, qua bài viết trên Dubaothoitiet đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về khí hậu Hà Giang, đây sẽ là một điểm đến rất thú vị cho bạn và những người xung quanh. Đặc biệt là vào thời tiết mùa đông lạnh, băng tuyết có thể xuất hiện, đây là một hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề