Khí hậu Sơn La, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La

Người đăng: To Quyen

Sơn La nằm ở vị trí trong khu vực thuộc đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu phía bắc, Khí hậu Sơn La - Vẻ đẹp bí ẩn của Tây Bắc nên khí hậu mang những nét đặc trưng riêng của vùng miền núi. Ngoài khí hậu nơi này còn rất nhiều tài nguyên thiên nhiên ban cho vùng đất này. Hãy cùng dubaothoitiet tìm hiểu Sơn La qua bài viết này nhé

MỤC LỤC

 

Vị trí địa lý của Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng cao phía Tây Bắc nước ta, nằm ở khu trung tâm của vùng, có tọa độ địa lý 20o39’ - 22o02’ vĩ độ bắc và 103o11’ - 105o02’ kinh độ Đông. Sơn La nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Hà Nội 320km theo Quốc lộ 6, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía đông giáp Phú Thọ và Hòa Bình, phía Tây giáp Điện Biên, phía nam giáp Thanh Hóa và đặc biệt Thanh Hóa có đường biên giới dài 250km với người bạn Lào. Có 2 cửa khẩu quốc gia Lóng Sập và cửa khẩu Chiềng Khương.

Trong địa bàn có các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32b, QUốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4G cùng với tuyến tỉnh lộ, sân bay Nà Sản.

Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 14.174km2, đứng sau trên 3 tổng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố (Dân số toàn tỉnh là 1.160.000 người gồm 12 dân tộc anh em, tạo nên một môi trường đậm sắc màu văn hóa dân tộc Tây Bắc.

Bản đồ hành chính của Sơn La

Đặc điểm khí hậu của Sơn La

Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 25% lượng mưa trung bình trong năm, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nóng trùng với mùa mưa, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 2018 đạt 230C (*), nhiệt độ cao nhất trong năm là 28,40C diễn ra vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 15,50C vào tháng 1.

  • Độ ẩm không khí: trung bình/năm 78,80%, cao nhất vào tháng 12 đạt Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thành phố Sơn La UBND thành phố Sơn La Trang 7 85%, thấp nhất vào tháng 5 với 69,0%. Lượng bốc hơi trung bình năm là 800mm/năm. Lượng bốc hơi quan hệ với lượng mưa phân bố không đều trong năm tạo nên một thời kỳ khô hạn gay gắt (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 băm sau). Đây là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, khiến độ ẩm ở tầng đất mặt luôn dưới độ ẩm cây héo rất nhiều nên thời kỳ này rất khó canh tác cây trồng ngắn ngày nếu không chủ động được nguồn nước tưới.

  • Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân cả năm 2018 là 1.434,1 mm/năm với 215 ngày mưa/năm. Lượng mưa phân bổ không đều, tập trung nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 69% lượng mưa cả năm.

  • Nắng: Tổng số ngày nắng năm 2018 là 2.115,7 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6 kèm theo gió nóng (gió Lào).

  • Gió: Thịnh hành theo hai hướng là gió mùa Đông - Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió Tây - Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (gió Lào). Số ngày bị ảnh hưởng của gió nóng 15 - 18 ngày/năm. Tốc độ trung bình đo được là 0,8 - 1,90m/s, tốc độ gió cực đại 28 m/s. Thành phố Sơn La năm sau trong nội địa, được các dãy núi che chắn không bị ảnh hưởng của Bão song thỉnh thoảng vẫn có lốc cục bộ.

Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên đất

Sơn la có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/64 tỉnh thành phố. Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 39,08%. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều thổ nhưỡng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. 

Hầu hết các loại đất ở thành phố có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo bazơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu. Tuy nhiên là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Sơn La - Nà Sản là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày mang lại ưu thế để canh tác một loại cây có giá trị kinh tế mang lại hiệu quả năng suất cao.

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hóa có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện tích rừng của tỉnh có 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa.

Tài nguyên khoáng sản

Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. Ngoài ra Sơn La còn có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn như niken, đồng có 8 điểm quặng và mỏ, đáng kể là mỏ bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng hàng triệu tấn quặng với hàng lượng 3,55% niken; 1,3 % đồng; vàng có 4 sa khoáng và 3 điểm vàng gốc, trong đó có triển vọng là sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Nu huyện Mai Sơn; Bột Tan: Mỏ than Tà Phù huyện Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; Than đá có ở các mỏ than Quỳnh Nhai trữ lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn.

Tài nguyên du lịch

Sơn La là xứ sở của hoa ban, hương rừng và gió núi quê hương của xòe Thái, khèn Mông, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng tạo ra những khả năng lớn về tham quan du lịch, nghỉ ngơi. Ðó là vùng nghỉ mát ở cao nguyên Mộc Châu với độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình mùa hè là 20oC.

Ðó là những chuyến du ngoạn trên lòng hồ Sông Ðà bằng ca nô, xuồng máy và cả thuyền độc mộc đuôi én ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình với những cảnh chợ phiên của đồng bào các dân tộc ven sông, với những mặt hàng lâm thổ sản quý hiếm.

Ðó là các bản dân tộc Thái, Mông, Dao, Xinh mun, Khơ mú, LaHa, Kháng... với nhiều dáng vẻ phong tục nguyên sơ với những lễ hội dân tộc phong phú, đa dạng làm say đắm lòng người. 

Ðó là thắng cảnh "Thẩm Tát Tòng" một kỳ tích tuyệt đẹp của tạo hoá - một hang động núi đá dài 150m, dòng nước trong xanh ngày ngày tuôn trào đổ nước trắng xoá, những hàng cột đá chen chúc nhau nép mình dọc hai bên vách hang thẳng đứng như những thân cây trúc. Khu suối nước nóng bản Mòng, mùa đông cũng như mùa hè sau mỗi lần "vùng vẫy" lại thấy tâm hồn nhẹ nhàng sảng khoái.

Ðó là văn bia Lê Thái Tông nằm ngay trong lòng Thị xã với bài thơ "Quế Lâm đông chủ, ngự chế" trực tiếp do Nhà vua khắc hoạ vào mùa xuân năm 1440 trên đường tây tiến. 

Ðó là di tích nhà ngục Sơn La với cây đào Tô Hiệu, cây đa bản Hẹo, những dấu ấn của lịch sử.

Qua bài viết này, hy vọng dubaothoitiet sẽ mang cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Khí hậu Sơn La cũng như các danh lam thắng cảnh của nơi đây.

Bài viết cùng chủ đề