Sao Thuỷ là gì? Khám phá ngay những sự thật có thể bạn chưa biết về Sao Thuỷ

Người đăng: Huyen Trang

Sao Thủy là gì? Sao Thủy là cái tên chắc hẳn bạn đã từng nghe ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa và những sự thật thú vị về Sao Thủy. Nếu bạn đang tìm hiểu và có hứng thú về nó thì bạn không nên bỏ lỡ bài viết này của Dubaothoitiet với chủ đề Sao Thủy là gì? Khám phá ngay những sự thật có thể bạn chưa biết về Sao Thủy nhé. 

MỤC LỤC

 

Sao Thuỷ là gì?

Hình ảnh Sao Thủy

Hình ảnh Sao Thủy 

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất một chút. Đây là hành tinh gần Mặt Trời nhất nhưng không phải là hành tinh nóng nhất. Sao Kim nóng hơn.

Cùng với Sao Kim, Sao Hỏa và Trái Đất, Sao Thủy là một trong những hành tinh đá. Bề mặt rắn chắc của nó được bao phủ bởi các miệng núi lửa

Cấu trúc và bề mặt của Sao Thủy

Bề mặt Sao Thủy

Bề mặt Sao Thủy

  • Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

  • Sao Thủy không có bầu khí quyển và không có Mặt Trăng. 

  • Sao Thủy là một hành tinh trên cạn. Nó nhỏ và có nhiều đá.

Những sự thật về Sao Thủy

Hành tinh bé nhất Hệ Mặt Trời

Đường kính của Sao Thủy xấp xỉ 4.876 km, tương đương với lục địa Hoa Kỳ và chỉ lớn hơn Mặt Trăng một chút.

Hành tinh này thậm chí còn nhỏ hơn Mặt trăng của Sao Mộc (Ganymede) và Mặt Trăng của Sao Thổ (Titan). Trước đây, Sao Diêm Vương có đường kính nhỏ nhất, tuy nhiên,  khi bị “hạ cấp” thành “sao lùn”, Sao Thủy trở thành hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời.

Bề mặt Sao Thủy vô cùng lạnh

Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 840 độ F (450 độ C) và nhiệt độ ban đêm giảm xuống  -275 độ F (-170 độ C), cực kỳ lạnh. Phạm vi nhiệt độ trong một ngày là trên 1.100 độ F (600 độ C), biên độ lớn nhất trong Thái Dương Hệ.

Các nhà khoa học cho rằng có băng trong vết nứt khổng lồ trên bề mặt Sao Thủy. Ngoài ra, cực Bắc và cực Nam của hành tinh này rất tối và lạnh, có thể giữ nước ở trạng thái băng giá. 

Sao Băng và Sao Chổi có thể là nguồn cung cấp nước chính, tạo ra sương giá trên Sao Thủy. Hoặc có thể là do nước trên địa hình bốc hơi rồi đóng băng trở thành băng giá.

Sống sót sau vụ va chạm với thiên thạch khổng lồ

Các nhà khoa học tin rằng một thiên thạch lớn “đâm” vào Sao Thủy cách đây khoảng 4 tỷ năm, tạo ra vết nứt khổng lồ dài hơn 1.500 km trên bề mặt hành tinh này.

Caloris là tên của vết nứt này, nó lớn bằng bang Texas. Các nghiên cứu trước đây cho thấy thiên thạch va vào Sao Thủy có đường kính hơn 100 km.

Lõi Sao Thủy khá lớn

 

Lõi Sao Thủy

Lõi của Sao Thủy

Lõi của Sao Thủy được cấu tạo chủ yếu từ sắt và chiếm 75% bán kính của nó và chứa nhiều thành phần sắt hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời.

Các nhà khoa học không chắc có bao nhiêu sắt  trong lõi Sao Thủy và họ cũng thắc mắc về  cấu trúc bên trong của nó hình thành như thế nào.

Không có sự biến đổi thời tiết theo mùa

Sao Thủy đặc biệt là không có sự biến đổi thời tiết theo mùa như ở các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời bởi vì nó không có bầu khí quyển đáng kể. 

Có thể có núi lửa

Phần lớn Sao Thủy được bao phủ trong dung nham khô. Vùng bình nguyên ở phía Bắc trông rất bằng phẳng vì lớp dung nham này.

Mặc dù núi lửa chưa bao giờ được phát hiện trên ngôi sao này nhưng NASA tin rằng sự hình thành của Sao Thủy chắc chắn có liên quan đến hoạt động của các núi lửa lớn.

Trục quay có độ nghiêng vào loại nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời

Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng nhỏ nhất trong các hành tinh của Hệ Mặt Trời (khoảng 1⁄30 độ), nhưng nó có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất. Sao Thủy ở xa Mặt Trời hơn 1,5 lần so với hành tinh ở cận điểm quỹ đạo tại điểm xa nhất của quỹ đạo hành tinh này.

Quỹ đạo quay quanh Mặt Trời nhanh nhất

Không có hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời có thể so sánh về quỹ đạo quay với Sao Thủy. Tốc độ quay của nó là 180.000 km/h theo hình elip và chỉ mất 88 ngày Trái đất để hoàn thành quỹ đạo quay của nó.

Câu hỏi thường gặp về Sao Thủy

Sao Thủy có nước không?

Người ta cho rằng Sao Thủy có nước, nhưng không phải ở dạng nước lỏng mà ở dạng nước đóng băng. Năm 2012, tàu vũ trụ Messenger của NASA đã phát hiện ra nước đóng băng trong các miệng núi lửa tại cực Bắc của nó.

Sao Thủy có màu gì?

Vì Sao Thủy là hành tinh đá nên hành tinh này có màu xám và có đôi chút ngả về màu nâu.

Sao Thủy và Sao Hỏa, Sao nào nóng hơn?

Khí hậu ở Sao Hỏa rất lạnh. Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là âm 80 độ F, dưới mức đóng băng. Nhưng nhiệt độ gần cực vào mùa đông có thể xuống thấp tới -125 độ C và nhiệt độ ban ngày ở xích đạo có thể lên tới 20 độ C.

Ngược lại, Sao Thủy có nhiệt độ rất nóng vào ban ngày, nó có thể lên tới 840 độ F (450 độ C) và nhiệt độ ban đêm giảm xuống  -275 độ F (-170 độ C), cực kỳ lạnh, vì vậy vẫn có băng xuất hiện.

Như vậy, qua những thông tin Dubaothoitiet.info đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Sao Thủy là gì và những sự thật về nó. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.

Bài viết cùng chủ đề