Sao Thổ là gì? Những điều thú vị về Sao Thổ có thể chưa ai bật mí cho bạn

Người đăng: Huyen Trang

Sao Thổ được mệnh danh là hành tinh có vành đai rộng và đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu và tìm ra những sự thật thú vị về Sao Thổ. Dubaothoitiet qua tìm hiểu và đã tổng hợp được những thông tin hay ho về Sao Thổ, thông qua bài viết dưới đây, Dubaothoitiet muốn chia sẻ tới bạn về khái niệm Sao Thổ là gì và những thông tin thú vị nhất về nó.

MỤC LỤC

 

Sao Thổ là gì?

 Hình ảnh Sao Thổ

Hình ảnh Sao Thổ 

Sao Thổ (Saturn), hay còn gọi là Thổ Tinh là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về khối lượng cũng như đường kính, chỉ sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời. 

Sao Thổ còn được gọi là hành tinh khí khổng lồ vì bán kính trung bình  của nó bằng 9 lần bán kính của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh này cao gấp 95 lần Trái Đất nhưng thể tích lại lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với Trái Đất.

Cấu trúc và bề mặt của Sao Thổ

Cấu trúc và bề mặt Sao Thổ

Cấu trúc và bề mặt Sao Thổ

Sao Thổ là một sao khí khổng lồ giống Sao Mộc. Một lõi đá cứng được làm chủ yếu từ hai khí là Heli và Hydro. Phần bên trong của nó rất nóng, nhiệt độ lên tới 11.700 °C tại lõi, và hành tinh bức xạ nhiệt đến vũ trụ cao gấp 2,5 lần so với năng lượng bức xạ nhận được từ Mặt Trời.

Sao Thổ có bầu khí quyển dày. Lớp khí quyển bên ngoài của Sao Thổ chứa 96,3% phân tử Hydro và 3,25% là phân tử Heli.

Sao Thổ có một bộ bảy vòng chính tuyệt đẹp với khoảng cách giữa chúng.

Đặc trưng của Sao Thổ

Sao Thổ là hành tinh duy nhất có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước trong Hệ Mặt Trời, cụ thể là ít hơn khoảng 30% và do đó, Sao Thổ được coi là hành tinh có khối lượng riêng nhỏ nhất. Mặc dù lõi của Sao Thổ có mật độ lớn hơn mật độ của nước, nhưng mật độ/khối lượng riêng trung bình của nó bằng 0,69 g/cm³ do bầu khí quyển của nó đã chiếm đa số về thể tích hành tinh. 

Những sự thật thú vị về Sao Thổ

Sao Thổ có hệ thống vành đai rộng nhất

  Vành đai Sao Thổ

Vành đai Sao Thổ

Sao Thổ là hành tinh có hệ thống vành đai rộng nhất trong Hệ Mặt Trời. Những hành tinh khác cũng có vành đai nhưng Sao Thổ là hành tinh duy nhất có vành đai có thể nhìn thấy từ Trái đất.

Các vành đai của Sao Thổ có chứa vô số các phần tử có kích thước từ nhỏ như một hạt cát đến lớn hơn cả một căn nhà cao tầng, thậm chí một số phần tử còn có đường kính dài hơn cả cây số. Chúng có nguồn gốc từ bụi, băng hay các mảnh vụn còn sót lại từ tiểu hành tinh, từ sao chổi hoặc những mặt trăng tan trong vũ trụ.

Chu vi vòng ngoài vành đai của Sao Thổ có thể bằng khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng nhưng độ dày chỉ khoảng 20m.

Cực Bắc của Sao Thổ xoáy lục giác, Cực Nam xoáy tròn

Tại cực Bắc của sao Thổ ở vĩ độ khoảng 78° có những vòng xoáy khí quyển hình dạng lục giác (6 cạnh) rất đặc biệt. Cạnh thẳng của những vòng xoáy lục giác này thậm chí còn lớn hơn cả đường kính của Trái Đất với chiều dài của nó xấp xỉ 13.800km.

Trong khi đó, tại vùng cực Nam của sao Thổ lại xuất hiện một dòng khí với tốc độ cao nhưng không hình thành nên xoáy khí quyển mạnh hay cấu trúc lục giác như ở tại cực Bắc.

Có bao nhiêu vệ tinh quanh Sao Thổ

Sao Thổ là hành tinh có số lượng vệ tinh khổng lồ, các nhà khoa học đã tìm ra có tổng cộng 62 vệ tinh bao quanh Sao Thổ, trong đó có một số vệ tinh được hình thành cùng thời điểm với Sao Thổ và có 53 vệ tinh đã được đặt tên, được cấu tạo chủ yếu từ đá, ammonia, methane và cacbonic.

Sao Thổ có thể nổi khi thả vào nước

Cấu tạo chủ yếu của Sao Thổ gồm hai khí heli và hydro, vì vậy chúng ta không thể đứng trên bề mặt Sao Thổ như đứng trên bề mặt Trái đất.

Các nhà khoa học còn cho rằng Sao Thổ có thể nổi nếu thả nó vào trong nước vì nó là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước và nhỏ hơn khoảng 30%.

Sao Thổ có hình cầu dẹt nhất trong Hệ Mặt Trời

Tốc độ tự quay của Sao Thổ rất nhanh khiến nó bị mài mòn đến độ có hình cầu dẹt rõ rệt.

Cụ thể, xích đạo của Sao Thổ phình ra và hai cực của nó dẹt đi. Khoảng cách giữa hai cực của Sao Thổ là 54.364km, so với đường kính xích đạo là 60.268 km, chúng chênh nhau tới 10%.

Sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Sao Mộc cũng là những hành tinh khí khổng lồ nhưng chúng không dẹt nhiều giống như Sao Thổ.

Sao Thổ rất nhiều gió

Nhìn từ Trái đất, sao Thổ có màu vàng nhạt và là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời ban đêm. Thành phần khí chủ yếu trên hành tinh này là hydro nên tỷ trọng của nó kém hơn Trái Đất 8 lần.

Sao Thổ luôn lộng gió. Gió ở vùng xích đạo Sao Thổ có vận tốc lên đến 1.800km/h, trong khi kỷ lục tốc độ của gió trên Trái đất chỉ là 400km/h.

Năm cực dài nhưng ngày cực ngắn

Thời gian Sao Thổ quay quanh trục với tốc độ rất nhanh. Hiện nay các nhà khoa học thống nhất rằng 1 ngày trên hành tinh này chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây.

Ngược lại, Sao Thổ di chuyển xung quanh Mặt Trời rất chậm. Một năm trên Sao Thổ tính ra bằng khoảng 10.759 ngày trên Trái Đất, khoảng 29,5 năm Trái Đất.

Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Sao Thổ là gì và tổng quan về nó. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.

Bài viết cùng chủ đề