Vịnh là gì? Phân loại Vịnh, Sơ lược về hai Vịnh lớn ở Biển Đông

Người đăng: Huyen Trang

Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi Vịnh là gì? Có mấy loại Vịnh? Ở biển Đông có những Vịnh nào? Thì hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu và tham khảo câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC
 

Vịnh là gì?

Theo Từ điển Dầu khí xuất bản năm 2004 của Tổng Hội Địa chất Việt Nam có nêu: "Vịnh là vùng nước rộng ăn sâu vào đất liền, nơi đường bờ biển có dạng đường cong lớn. Vũng là vùng nước có những đặc điểm tương tự nhưng nhỏ hơn vịnh".

Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

Còn theo "Từ điển Địa chất giải thích" (Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1979) thì: "Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn... Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ".

Theo khoản 2 điều 10 của Công ước luật biển 1982 quy định: “Vịnh cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng lõm đó sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển”.

Phân loại Vịnh

Phân loại Vịnh

Phân loại Vịnh

Vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc

Theo Công ước luật biển 1982, vùng lõm chỉ được coi là Vịnh do bờ biển của một hay nhiều quốc gia khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: 

Theo khoản 3 điều 10: “Diện tích của Vịnh ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm. Diện tích của vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm”.

Khoản 5 điều 10 có nêu: “Đường khép cửa vào tự nhiên của cửa Vịnh không vượt quá 24 hải lý. Nếu vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong Vịnh, sao cho phía trong của Vịnh có một diện tích nước tối đa”.

Vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc

Về cơ bản thì Vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc không khác gì so với những điều kiện của Vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc quy định. Tuy nhiên, trong Vịnh thì mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về lãnh hải của mình, để công nhận việc cùng nhau sở hữu một Vịnh nào đó, các quốc gia phải thông qua con đường thỏa thuận hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của tòa án.

Vịnh lịch sử

Căn cứ vào các phán quyết, tập quán của tòa án và trọng tài quốc tế, Vịnh được coi là Vịnh lịch sử phải thỏa mãn ba điều kiện sau:

  • Trong khi sử dụng phải thực hiện liên tục, hòa bình và lâu dài.
  • Có sự công khai, chấp nhận hoặc không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia xung quanh và quyền lợi sử dụng.
  • Thực hiện chủ quyền của một quốc gia ven biển.

Hai Vịnh lớn ở Biển Đông

Ở Biển Đông có hai Vịnh lớn liên quan đến Việt Nam đó là: Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ. 

Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ nằm về phía tây bắc Biển Đông, ở phía tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam; ở phía bắc được bao bọc bởi lục địa Trung Quốc và bởi bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam ở phía đông. Vịnh Bắc Bộ trải dài từ vĩ tuyến 21055’ Bắc đến vĩ tuyến 17010’ Bắc và trải rộng từ khoảng kinh tuyến 105036’ Đông đến khoảng kinh tuyến 109055’ Đông. Diện tích của Vịnh Bắc Bộ khoảng 126.250 km2, có chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km.

Vị trí Vịnh Bắc Bộ trên bản đồ   Vị trí Vịnh Bắc Bộ trên bản đồ

Vịnh Thái Lan

Vịnh Thái Lan nằm ở phía tây nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Vịnh Thái Lan có diện tích khoảng 293.000 km2, chu vi khoảng 2.300 km và chiều dài vịnh khoảng 628 km. Vịnh Thái Lan được coi là một vịnh nông, bởi nơi sâu nhất chỉ khoảng 80 m.

Tham khảo thêm:

Sự khác biệt giữa Vịnh và Biển

Biển là một phần của đại dương, được bao quanh bởi một phần đất liền ở một số thực thể, nhưng Vịnh được bao quanh bởi đất liền với một cửa hẹp ra đại dương hoặc biển.

Biển có nhiều trầm tích cát, phù sa và bùn lắng đọng từ các con sông chảy ra biển qua các vùng đồng bằng châu thổ và chủ yếu là khoáng chất silicat. Vịnh có thể chứa trầm tích bùn, phù sa và cát, Vịnh có thể dùng làm một chiếc quạt cho tàu ngầm.
Con người có thể sử dụng biển để du lịch, buôn bán, phát điện... trong khi Vịnh chủ yếu được sử dụng để neo đậu tàu thuyền, đánh bắt cá hay xuất nhập khẩu.

Người dân đánh bắt cá ở Vịnh

Người dân đánh bắt cá ở Vịnh

Biển thường có diện tích lớn hơn Vịnh. Một ví dụ về biển Philippine có diện tích khoảng 5.7 triệu km2, trong khi vịnh lớn nhất là vịnh Mexico có diện tích khoảng 1.6 triệu km2.

Như vậy qua những thông tin chúng mình đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm Vịnh là gì? ở biển Đông có những Vịnh nào?. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất nhé.

Bài viết cùng chủ đề