Chúng ta đều biết địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về khí hậu của nhiều nơi có địa hình phức tạp, đồi núi cao. Vậy, nếu là địa hình đồng bằng bằng phẳng thì khí hậu sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu về khí hậu Hưng Yên để giải đáp thắc mắc nhé?
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trong tam giác vàng tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hưng Yên không giáp biển nhưng có vị trí địa lý giáp 6 tỉnh, thành phố là:
- Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
- Phía tây bắc giáp thành phố Hà Nội.
- Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía tây giáp tỉnh Hà Tây.
- Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 92.309,32 ha (923,09 km2). Tỉnh gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện: Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, huyện Ân Thi, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động, huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ, huyện Văn Giang, huyện Văn Lâm và huyện Yên Mỹ.
Thành phố Hưng Yên
Đất đai của tỉnh được bồi đắp chủ yếu nhờ phù sa của sông Hồng. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 61.037ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 55.645ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm. Đất chưa được sử dụng khoảng 7.471ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và đưa vào sử dụng.
Có thể chia đất trong tỉnh thành làm ba loại:
-
Loại đất phù sa: đất phù sa được sống Hồng bồi đắp, đất có màu nâu thẫm, pH trung tính, ít chua, là loại đất tốt để phục vụ cho nông nghiệp.
-
Loại đất phù sa không được bồi lắng: do không được bồi lắng nên loại này có tầng phù sa khá dày, pH trung tính, ít chua.
-
Loại đất phù sa có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất có màu nâu nhạt, tầng phù sa rất mỏng, pH thấp, thường chua.
Do được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc nên Hưng Yên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Tính riêng nguồn nước ngầm của Hưng Yên đã đủ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị, ngoài ra còn có thể cung cấp khối lượng nước lớn cho các khu vực lân cận.
Hưng Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản là than nâu (thuộc vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn). Hiện nay, trữ lượng than nâu chưa được khai thác, đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than.
Thời tiết Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm sẽ có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC.
Tổng nhiệt trung bình năm là 8.400 – 8.500oC.
Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Hưng Yên rơi vào khoảng 1.500mm – 1.600mm.
Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm, bằng 80 – 85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên.
Số ngày mưa trong năm khoảng 140 – 150 ngày.
Nắng
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.640 – 1.650 giờ.
Số giờ nắng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm khoảng 1080 – 1100 giờ.
Số giờ nắng mùa đông chiếm khoảng 500 – 520 giờ.
Độ ẩm
Độ ẩm trung bình từ 80 – 90%.
Độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 2.
Độ ẩm nhỏ nhất trong năm vào tháng 11 và tháng 12.
Gió
Hưng Yên có 2 mùa gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
- Gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Đông Nam có thời gian hoạt động nhiều hơn gió Đông Bắc. Các loại gió khác chỉ xuất hiện với tần số thấp và đan xen nhau không thành hệ thống.
Như vậy, Dubaothoitiet đã cung cấp những thông tin về khí hậu Hưng Yên, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh thành này. Hy vọng, ở đây sẽ có đầy đủ những thông tin mà bạn cần tìm hiểu về mảnh đất xinh đẹp này.