Vũ trụ của chúng ta quả là bao la, rộng lớn. Càng tìm hiểu sâu chúng ta lại càng phát hiện ra những điều bí ẩn và thú vị bên trong nó. Dải ngân hà và Thiên hà là những thành phần của vũ trụ mà chúng ta chưa khai thác được hết thông tin về nó. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu Thiên hà là gì, Dải ngân hà là gì và sự khác nhau giữa chúng nhé.
Về cơ bản, Thiên hà là một tập hợp khổng lồ gồm bụi, khí và hàng tỷ ngôi sao liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Mặc dù khoảng cách giữa các ngôi sao trong cùng một thiên hà có thể rất lớn, nhưng điều quan trọng là chúng đều được kết nối thành một cụm duy nhất nhờ lực hấp dẫn - đó là điều khiến nó trở thành một thiên hà. Phần lớn các thiên hà đều có một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm, giúp giữ chúng lại với nhau.
Hình ảnh Thiên hà
Những phép đo ban đầu từ những năm 1990 cho thấy có 200 tỷ thiên hà trong vũ trụ. Tuy nhiên, con số này chưa chắc đã đáng tin cậy. Những quan sát nhạy cảm sau đó cho thấy nhiều Thiên hà mờ nhạt đã không được quan sát ở lần đầu tiên. Cuộc khảo sát gần đây nhất và có lẽ là chính xác nhất đã tiết lộ rằng số lượng Thiên hà thực tế lớn hơn gấp 10 lần. Do đó có tổng cộng 2.000 tỷ Thiên hà trong vũ trụ.
Có ba loại Thiên hà: Hình elip, không đều và xoắn ốc. Cái tên mô tả khá nhiều về hình dạng chung của Thiên hà. Các Thiên hà hình elip giống như một "quả trứng" ánh sáng (hình elip), các Thiên hà không đều gần như là bất cứ thứ gì không phải là hình xoắn ốc hoặc hình elip, còn các Thiên hà hình xoắn ốc mở rộng những cánh tay của chúng xung quanh chỗ phình trung tâm.
Như các nhà thiên văn học giải thích, Dải ngân hà là tên được đặt cho toàn bộ Thiên hà chúng ta đang sống. Dải ngân hà là một cụm hệ thống những ngôi sao lớn được tạo thành từ hàng tỷ ngôi sao. Đây thường là hệ thống sao lùn trắng, sao siêu khổng lồ và sao khổng lồ đỏ.Bụi, khí và các vật chất khác liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn và cùng tồn tại trong một không gian rộng lớn.Hay còn được gọi là hố đen, nó có khả năng hút tất cả mọi thứ, kể cả ánh sáng.
Hình ảnh Dải ngân hà
Cái tên “Dải ngân hà” xuất phát từ thời cổ đại. Khi người ta tin rằng trên bầu trời có một dải sáng giống như một ngân hà gồm nhiều ngôi sao. Theo đó, cái tên Milky Way Galaxy dùng để chỉ các hệ thống sao mà chúng thuộc về.
Tuy nhiên, tên của Dải ngân hà không có nguồn gốc chính thức. Ở những nền văn hóa khác nhau, ngân hà sẽ được gọi bằng những cái tên khác nhau. Phản ánh sự khác biệt về quan điểm và tầm nhìn trong lịch sử của con người cổ đại. Ở Trung Quốc, nó được gọi là Sông Bạc và ở sa mạc Kalahari ở Nam Phi, nó được gọi là "xương sống của bóng đêm".
Trong tiếng Hy Lạp cổ đại (800 – 500 TCN) nó được gọi là “Galaxias Kyklos”, có nghĩa là “Vòng tròn sữa”. Cũng trong tiếng La Mã cổ, được gọi là “Via Lactea” hay con đường sữa vắt ngang trên bầu trời đêm.
Vào thế kỷ 18, nhà thiên văn học người Anh William Herschel đã đặt tên cho nó là “Milky Way” hay Dải ngân hà giống như chúng ta vẫn thường gọi hiện nay. Bởi ông mô tả nó như một dải sáng sữa trắng vắt ngang bầu trời đêm. Hiện nay cái tên này được dùng làm tên gọi chung cho nó vì sự quen thuộc và dễ nhớ.
Dải ngân hà chứa hàng triệu nếu không muốn nói là hàng tỷ ngôi sao cũng như hơn 100 tỷ hành tinh. Chia theo khu vực từng vùng, tính chất và độ tuổi. Những ngôi sao trẻ có thể hình thành ở những vùng bụi và khí. Tương tự, những ngôi sao lớn hơn cũng hình thành từ những vùng có mật độ bụi và khí cao hơn.
Những ngôi sao lớn được gọi là siêu sao có độ sáng, khối lượng và tuổi thọ lớn hơn hàng trăm lần so với Mặt trời. Ngược lại, những ngôi sao nhỏ gọi là ngôi sao lùn có độ sáng, khối lượng và tuổi thọ thấp hơn.
Một số ngôi sao nổi tiếng trong Dải ngân hà như: Hệ Mặt Trời, Antares (Ngôi sao đỏ lớn nhất trong chòm sao Thiên Ân), Polaris (Ngôi sao chỉ đường), Betelgeuse (Ngôi sao sáng và lớn nhất trong chòm sao Orion).
Dải ngân hà là một cấu trúc vũ trụ rộng lớn được tạo thành từ hàng tỷ ngôi sao. Nhìn từ vị trí Trái đất, nó trông giống như một vòng tròn sáng bao quanh bầu trời đêm và được bao bọc bởi hàng tỷ ngôi sao và các vệ tinh, hệ thống sao.
Nhìn từ xa, chúng ta có thể thấy nó có dạng xoắn ốc. Bốn nhánh xoắn ốc uốn lượn từ trung tâm có rào chắn kéo dài từ hai đầu. Bởi vì tốc độ quay của các ngôi sao ở gần trung tâm nhanh hơn tốc độ quay của các ngôi sao nằm ở bên ngoài. Vì vậy, nhìn từ xa, Dải ngân hà giống như một con ốc sên.
Do kết quả của sự tương tác giữa áp suất khí bên trong và lực hấp dẫn nên Dải ngân hà có tốc độ quay cực kỳ nhanh, lên đến 600km/s.
Sự tương tác giữa các hệ thống sao trong Dải ngân hà với nhau tạo ra các hiện tượng đặc biệt như: tạo ra các vật thể vô tuyến hoặc kích thích sự hình thành của một số ngôi sao mới. Điều này cho thấy rằng sự tương tác giữa hệ thống sao trong Dải ngân hà rất quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều chòm sao trong tương lai.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng trong Dải ngân hà tồn tại rất nhiều hòn đá. Chúng có thể lấp đầy Dải ngân hà. Ngoài ra, sự xuất hiện của chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển động của nhiều hành tinh gây ra sự va chạm giữa một số vì sao trên đường bay.
Cuộc khám phá vào những năm gần đây của những nhà khoa học về Dải ngân hà đã phát hiện ra sự tồn tại của một ngân hà siêu lớn. Được đặt tên là ngân hà J2157, khối lượng của nó gấp 34 lần Mặt trời. Nó cách Trái đất khoảng 12,5 tỷ năm ánh sáng.
Theo một cuộc nghiên cứu mới được công bố vào năm 2020, hố đen có thể phát ra tia gamma, những ánh sáng ngắn hạn và vô cùng mạnh mẽ. Đây là lần đầu tiên mà các nhà khoa học có thể quan sát rõ hiện tượng này. Hố đen trung tâm có khối lượng lớn hơn 100 lần khoảng cách giữa Sao Diêm Vương và Mặt trời. Nó chiếm 10% khối lượng của toàn bộ Dải ngân hà.
Dải ngân hà là một Thiên hà hình xoắn ốc có thanh ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble (dạng Thiên hà hình đĩa có phần gần trung tâm lồi hẳn lên và có các nhánh liên kết không chặt chẽ), khối lượng của nó xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt trời và có khoảng 100 - 400 tỷ ngôi sao. Đồng thời nó là tên riêng của một Thiên hà chứa Hệ Mặt Trời.
Các địa điểm ngắm Dải ngân hà ở Việt Nam
Thông thường, Dải ngân hà xuất hiện quanh năm trên bầu trời. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thời điểm thích hợp nhất để chiêm ngưỡng và chụp ảnh là từ tháng 3 đến tháng 10, những ngày trời trong không trăng, không mưa và không mây mù. Dải ngân hà sẽ xuất hiện ở phía đông nam trong khoảng thời gian từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng.
Những nơi bạn có thể nhìn thấy Dải ngân hà sẽ là những nơi tránh xa ô nhiễm ánh sáng như vùng ngoại ô, vùng núi cao, vùng biển... Hầu hết ánh đèn ở các khu đô thị sẽ làm lu mờ ánh sáng từ Dải ngân hà khiến chúng ta không thể quan sát được.
Một số địa điểm ở Việt Nam có thể ngắm Dải ngân hà như là: Bãi biển Đồng Châu (Thái Bình), Ruộng bậc thang Sáng Nhù (Yên Bái), Thác hang Én (Gia Lai), Đồi chè Trái Tim (Mộc Châu, Sơn La), Đồi cỏ hồng (Đà Lạt),...
Dải ngân hà huyền bí trên bầu trời Cố đô Huế
\
Dải ngân hà tại Hang Kia
Dải ngân hà tuyệt đẹp trong vũ trụ
Dải ngân hà rực sáng giữa bầu trời đêm
Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet.info đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Thiên hà là gì, Dải ngân hà là gì và sự khác nhau giữa chúng. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.