Hệ Mặt Trời là gì? Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Người đăng: Huyen Trang

Hệ Mặt Trời luôn chứa đựng những điều bí ẩn sâu trong nó mà chúng ta ngày nay chưa thể khám phá hết. Với những gì mà khoa học hiện đại như bây giờ tìm hiểu và nghiên cứu được là những thông tin tổng quan nhất về Thái Dương Hệ bao la này. Để biết được Hệ Mặt Trời là gì và thông tin các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dubaothoitiet. 

MỤC LỤC
 

Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời (hay còn được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh với Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chịu lực hấp dẫn của Mặt trời, bao gồm các hành tinh và mặt trăng quay quanh chúng, thiên thạch, các tiểu hành tinh và sao chổi. Tất cả đều được hình thành cách đây gần 4,6 tỷ năm từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ.

Hình ảnh Hệ Mặt Trời

Hình ảnh Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời bao nhiêu tuổi?

Hệ Mặt Trời xuất hiện vào khoảng 4,6 tỷ năm trước từ bụi giữa các vì sao và một đám mây khí khổng lồ. Sự suy sụp hấp dẫn của đám mây phân tử này sẽ hình thành nên Mặt Trời. Tuy nhiên, một phần khác của đám mây này sẽ tham gia vào quá trình tạo ra phôi thai của các hành tinh hiện tại.

Những mảnh đá vũ trụ rơi xuống Trái Đất, chúng giúp các nhà khoa học tìm hiểu và biết được tuổi của Hệ Mặt Trời.

Các mảnh khác đã bay quanh Hệ Mặt Trời kể từ khi đám mây bụi nguyên thủy tan rã, trước khi hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời. Thiên thạch Allende rơi xuống Trái Đất vào năm 1969 và vỡ tan ở Mexico, là thiên thạch lâu đời nhất được biết đến. Nó đã 4,55 tỷ năm tuổi.

Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời

Như đã nhắc đến ở các phần trước thì Hệ Mặt Trời được hình thành do sự suy sụp hấp dẫn của một đám mây phân tử khổng lồ. 

Thái Dương Hệ đã phát triển đáng kể so với hình thức ban đầu của nó. Nhiều Mặt Trăng được hình thành từ bụi và các đĩa khí quay quanh các hành tinh, trong khi một số khác được sinh ra độc lập nhưng sau đó bị bắt vào quỹ đạo hành tinh. 

Ngoài ra, Mặt Trăng trên Trái Đất, có thể là kết quả của những vụ va chạm lớn. Ngày nay, các vụ va chạm thiên thể vẫn xảy ra thường xuyên và đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời. Vị trí của các hành tinh thay đổi thường xuyên và sự thay đổi này được cho là rất cần thiết trong quá trình tiến hóa ban đầu của Hệ Mặt Trời.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh quay theo các quỹ đạo hình elip gần tròn. Vòng trong có 4 hành tinh rắn như Sao Hỏa, Trái Đất, Sao Thủy, Sao Kim, vòng ngoài có 4 hành tinh trong đó có 2 hành tinh khí khổng lồ là Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương là hai hành tinh băng khổng lồ. 

Trong đó, 4 hành tinh vòng ngoài chiếm 99% khối lượng cả hệ và khối lượng Sao Mộc và Sao Thổ kết hợp lại thì chiếm hơn 90% so với khối lượng tất cả các thiên thể khác.

Hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời

Năm 2015, hai nhà thiên văn học Mike Brown và Konstantin Batygin từ Viện Công nghệ California (Caltech), Hoa Kỳ, đã công bố lý thuyết hành tinh thứ 9 để giải thích sự chuyển động của một số vật thể trong vành đai Kuiper bao bọc Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Hành tinh thứ 9 ban đầu được cho là một hành tinh có kích thước bằng Sao Hải Vương với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời mất 15.000 năm Trái Đất. Năm 2019, một giả thuyết mới cho rằng hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời thực sự là một lỗ đen nguyên thủy.

Hành tinh thứ 9

Hành tinh thứ 9

Những hiện tượng này được cho là đã hình thành trong vũ trụ sơ khai khi các túi vật chất dày đặc tự đổ xuống. Vật thể này có thể đã bị hấp dẫn bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời của Trái Đất, mặc dù nó khá nhỏ (đường kính của nó chỉ khoảng 3,5 inch, hay gần 9cm) nhưng nó có cường độ cực mạnh..

Các thiên thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời

Ngoài các hành tinh chính, Hệ Mặt Trời còn có hàng nghìn thiên thể nhỏ và có kích thước khác nhau như: centaurs, sao chổi và bụi liên hành tinh… 

Mặt trời phát ra các dòng vật chất plasma, gọi là gió mặt trời, tạo ra  bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, kéo dài đến tận rìa của đĩa phân tán. 

Câu hỏi thường gặp về Hệ Mặt Trời 

Hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời là gì?

Dựa trên các thông số về khối lượng, thể tích... các nhà khoa học đã chứng minh Sao Mộc hiện là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Cụ thể, Sao Mộc là một hành tinh có đường kính lớn hơn Trái Đất khoảng 11 lần, khối lượng lớn hơn 318 lần và thể tích được xác định là lớn hơn Trái Đất khoảng 1.321 lần.

Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?

Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời sắp xếp theo vị trí từ gần nhất đến xa nhất so với Mặt Trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Hành tinh nào nóng nhất trong Hệ Mặt Trời?

Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời, nhiệt độ trung bình của nó khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy chì và thiếc.

Trái Đất đứng thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

Vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

Vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

Theo thứ tự các hành tinh sắp xếp từ vị trí gần nhất đến xa nhất so với Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta ở vị trí thứ 3 trong Hệ Mặt Trời.

Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet.info đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Hệ Mặt Trời là gì và những thông tin về các hành tinh của nó. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.

Bài viết cùng chủ đề