Được nhắc đến như là Đà Lạt của vùng Đông Bắc, Lạng Sơn là điểm du lịch thu hút đông đảo lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Khí hậu ở “xứ Lạng” thể hiện rõ nét đặc trưng khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu về khí hậu Lạng Sơn, về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn nhé!
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ nước ta. Phía Bắc của tỉnh giáp với Cao Bằng, phía Đông giáp với Quảng Ninh và Trung Quốc, phía Nam là tỉnh Bắc Giang và phía Tây là tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Với tổng diện tích hơn 8 300 km2, tỉnh Lạng Sơn bao gồm 1 thành phố Lạng Sơn và 10 huyện gồm Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng và Văn Quan.
Lạng Sơn có tổng dân số khoảng gần 800 ngàn người, trong đó dân thành thị chiếm 20% và còn lại 80% là dân nông thôn. Các dân tộc phổ biến ở xứ Lạng gồm người Kinh, Tày, Dao, Nùng
Địa hình của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 80%. Phổ biến là núi thấp và đồi.
Thời tiết Lạng Sơn mang nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng của miền Bắc nước ta.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở xứ Lạng không quá cao, dao động từ 17 đến 23 độ C. Số giờ nắng tăng dần từ tây sang đông, mỗi năm nhận khoảng 1500 đến 1700 giờ.
Lượng mưa khoảng 1200 đến 1600 mm. Đây cũng là khu vực có lượng mưa thấp nhất ở Bắc Bộ. Hàng năm chỉ có khoảng 135 ngày mưa.
Độ ẩm trung bình từ 80 đến 85%.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi cùng với yếu tố hoàn lưu, hướng gió và tốc độ gió ở tỉnh Lạng Sơn bị chi phối khá nhiều. Về mùa lạnh có gió Bắc là chính và mùa nóng chủ yếu gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió tuy không lớn nhưng lại phân hóa không đều giữa các vùng trong tỉnh với nhau. Mùa đông Lạng Sơn khá lạnh do nằm ở cửa ngõ đón gió mùa đông. Thậm chí nhiều năm xuất hiện băng giá và tuyết phủ dầy đỉnh Mẫu Sơn.
Tỉnh Lạng Sơn có điều kiện tự nhiên phong phú giúp phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Lạng Sơn có 3 nhóm đất chính là: đất feralit các miền đồi và núi thấp chiếm hơn 90% tổng diện tích đất tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao; đất phù sa, đất than bùn.
Diện tích đất phục vụ nông nghiệp chiếm khoảng 8,3% diện tích đất tự nhiên, hơn một nửa là đất trồng lúa nước.
Lạng Sơn có hệ thống sông ngòi khá phong phú và dày nhờ vào đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và vị trí địa lý nằm trong vùng đất dốc miền núi Đông Bắc. Xứ Lạng sở hữu 5 con sông chính độc lập là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông Nà Lang.
Sông Kỳ Cùng là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và cũng là lý do vì sao xứ Lạng còn được nhắc đến với cái tên “nơi dòng sông chảy ngược”.
Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Lạng Sơn có trữ lượng khá nhỏ và không nhiều, tuy nhiên lại phong phú và đa dạng về chủng loại.
Một số loại khoáng sản ở xứ Lạng: than nâu, than bùn, phốt-pho-rít, bô-xít, vàng, vàng sa khoáng, thạch anh, sắt…. Ngoài ra các loại đá vôi, cát, cuội sỏi đều có trữ lượng khá lớn và nằm rải các ở hầu hết các nơi trong tỉnh và được khai thác để dùng làm nguyên vật liệu xây dựng
Diện tích đất trồng lâm nghiệp ở xứ Lạng hiện đang chiếm 33,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó ⅔ là rừng tự nhiên và ⅓ còn lại là rừng trồng.
Tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tỉ lệ đất chưa sử dụng khá lớn và là tiềm năm cho việc thúc đẩy nền kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, đặc biệt là nông nghiệp.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bổ ích về thời tiết, khí hậu, vị trí cũng như điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn. Hy vọng đã giúp bạn chắt lọc được những thông tin cần thiết!