Đặc điểm khí hậu Điện Biên? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Điện Biên

Người đăng: Sophie Nguyen

Điện Biên là địa danh lịch sử nơi ghi dấu cột mốc chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 hào hùng của nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nơi đây còn được biết đến là “Miền Hoa Ban” hay xứ sở Mường Trời. Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu và khám phá đặc điểm khí hậu Điện Biên, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên qua bài viết thú vị dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý của Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh miền núi, nằm ở phía tây vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Tọa độ địa lý của tỉnh kéo dài từ 20o54’ đến 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ đến 103o36’ kinh độ Đông. Phía đông - đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía tây bắc giáp Trung Quốc, phía tây - tây nam giáp nước bạn Lào.

Với tổng diện tích trên 9.500 km2, Điện Biên gồm có 1 thành phố là thành phố Điện Biên Phủ, 1 thị xã Mường Lay và 8 huyện lị khác là Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa và Tuần Giáo.

Tỉnh Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào với đường biên giới dài hơn 400 km (đường biên giới giáp Lào là 360km và với Trung Quốc là 40,86 km).

Nằm ở vị trí đặc biệt, Điện Biên có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của khu vực Tây Bắc cũng như của cả nước. Đây là khu vực đầu mối giao lưu qua lại giữa các tỉnh tây Bắc và cũng là giữa Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Tây nam Trung Quốc.

Đặc điểm xã hội Điện Biên

Dân số của tỉnh Điện Biên khoảng 600 ngàn người sinh sống cùng mật độ trung bình 63 người/km2. Dân nông thôn chiếm phần lớn hơn 85% tổng dân số, còn lại là dân thành thị chiếm phần nhỏ.

Thành phần dân tộc ở “miền hoa ban” đa dạng gồm 19 dân tộc. Bao gồm Kinh, Thái, H'Mông, Dao, Giáy, Tày, Hà Nhì, Lào, Cống, Si La,... Điều này tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Điện Biên.

Tỉnh phổ biến 5 tôn giáo khác nhau và đạo Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, đạo Cao đài và Bửu Sơn Kỳ Hương.

Kinh tế Điện Biên chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Đặc điểm khí hậu Điện Biên

Tỉnh Điện Biên thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. 

Thời tiết Điện Biên mùa đông khá lạnh và ít có mưa. Còn mùa hè thì tương đối nóng, có mưa nhiều do chịu ảnh hưởng từ gió tây khô và nóng.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của tỉnh là khoảng 21 đến 23 độ C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 25 độ C từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng từ 14 đến 18 độ C từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng ở Điện Biên khá cao, từ 1820 đến 2035 giờ mỗi năm tập trung vào các tháng 3, tháng 4, tháng 8 và tháng 9.

Lượng mưa ở Điện Biên tập trung theo mùa, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm đến 2500 mm. Độ ẩm trung bình 85%.

Điều kiện tự nhiên của Điện Biên

Địa hình

Địa hình Điện Biên khá phức tạp, chủ yếu là các đồi núi dốc hiểm trở và bị chia cắt mạnh. Điều này ảnh hưởng không ít tới khí hậu Điện Biên. 

Các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam theo dọc biên giới với nước bạn Lào từ đỉnh Pu Đen Đinh (cao 1886m) đến dãy Phu Sang Cáp (dài 50 đến 60m), độ cao các dãy núi thay đổi từ 200m đến độ cao hơn 1800m. Xen lẫn là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc.

Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ở Điện Biên có đặc điểm là có độ dốc lớn, gồm nhiều ghềnh thác phục vụ cho ngành thủy điện. Nguồn nước ở tỉnh được cung cấp bởi 3 hệ thống sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Công.

Tài nguyên đất

Các nhóm đất phổ biến ở tỉnh Điện Biên là đất phù sa, đất đen, đất mùn vàng đỏ.

Các loại đất này tạo điều kiện thuận lợi cho ĐIện Biên phát triển các nhóm cây lương thực, hoa màu cũng như cây công nghiệp ngắn ngày.

Tài nguyên rừng

Là một tỉnh miền núi, rừng ở Điện Biên có độ che phủ đạt hơn 37% cùng nhiều loại cây gỗ quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao như chò chỉ, nghiến, pơmu,...hoặc các nhóm cây đặc sản như cánh kiến đỏ, song mây,...

Ngoài ra tài nguyên rừng ở Điện Biên còn sở hữu 61 loài thứ, hàng trăm loài chim và các nhóm động vật như lưỡng cư, bò sát đang sinh sống.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên không có nhiều nhưng vẫn có một số loại như than đá, ssas đen , vàng, sỏi cát, vật liệu xây dựng,...Mặc dù trữ lượng không lớn nhưng đều là nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng đối với địa phương.

Tiềm năng phát triển du lịch

Điện Biên nổi tiếng với các điểm du lịch văn hóa lịch sử. Đặc biệt là các địa điểm gắn liền với chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ kháng chiến chống Pháp.

Không chỉ có các địa danh lịch sử, Điện Biên còn được mệnh danh là “miền hoa ban” hay “Xứ Mường Trời”. Nơi đây có nhiều hang động tự nhiên, nguồn nước khoáng hay hồ nước tạo nên kho du lịch đầy tiềm năng của tỉnh.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp đặc điểm khí hậu Điện Biên, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên. Hy vọng những kiến thức này bổ ích với bạn. Cùng theo dõi kênh Dubaothoitiet để có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề