Khí hậu Hải Dương - vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Hải Dương.

Người đăng: To Quyen

Hải Dương là một tỉnh thành phố trong nút giao thông trọng điểm của phía Bắc. Nơi đây nhận trọn vẹn các đặc điểm khí hậu của miền Bắc. Dù vậy nhưng Khí hậu Hải Dương vẫn có nét đặc trưng mà chỉ nơi này có. Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu cùng với bạn qua bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC

 

Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dương thuộc trung tâm Ðồng bằng Bắc Bộ, nơi đây thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Hải Dương ở phía Đông giáp thành phố Hải Phòng; phía tây tiếp giáp tỉnh Hưng Yên; còn phía bắc thì tiếp giáp 3 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía nam giáp tỉnh Thái Bình. 

Bản đồ hành chính 2022 của Hải Dương

Hải Dương có diện tích 1.660,9 km2. Được chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích toàn tỉnh, nhờ sông Thái Bình bồi đắp phù sa, nên các nơi đó phát triển mạnh về trồng cây ăn quả, và cây lương thực; Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc chiếm 11% diện tích toàn tỉnh gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã huyện Kinh Môn.

Đặc điểm khí hậu Hải Dương

Hải Dương nằm trong vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi đây hàng năm có 2 mùa rất rõ rệt với mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ấm, mưa nhiều. 

  • Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 30oC, 

  • Hàng năm lượng mưa trung bình 1.300 – 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 – 87%.

  • Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm khoảng 23 – 24oC, tổng tích ôn cả năm khoảng 8.500oC.

  • Mưa bão xuất hiện vào tháng 7,8,9 đi kèm giông lốc và mưa đá, sương muối thường xảy ra vào các tháng 12 và tháng 1.

Nhìn chung thì đặc điểm khí hậu của Hải Dương giống hầu hết với các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Hồng.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Tài nguyên Đất

Tổng diện tích đất Hải Dương là 165.477 ha, trong đó đất nông nghiệp của nơi đây là 106.577 ha, đất phi nông nghiệp là 58.165 ha, đất chưa sử dụng còn 735 ha. Để phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn, Hải Dương phát huy động rất nhiều nguồn vốn Đất đai.

Tài nguyên nước

Tỉnh Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nơi đây có tất cả tổng số 14 sông lớn có chiều dài khoảng 500km và trên 2.000km sông nhỏ chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam, sông lớn nhất chảy qua Hải Dương là sông Thái Bình với chiều dài 64km (điểm đầu từ phường Phả Lại, thị xã Chí Linh và điểm cuối tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà) cùng với các nhánh của các sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu, sông Bứa, sông Hàn Mẫu, sông Mạo Khê… và nhiều sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống các sông chính của Hải Dương có dòng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào các mùa mưa, lũ trên lưu vực và sự điều tiết của các hồ chứa ở thượng nguồn của sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn có rất nhiều hồ, ao tự nhiên và nhân tạo, là nơi trữ nước và vận chuyển nước trên bề mặt, góp phần nuôi dưỡng động, thực vật và điều hòa khí hậu trong vùng.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của tỉnh Hải Dương khá đa dạng, có giá trị nhất là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Các khoáng sản này đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh rất nhiều.

Qua rất nhiều cuộc nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm thăm dò khoáng sản trong phạm vi tỉnh đã phát hiện được 24 loại hình khoáng sản bao gồm: than đá, sắt, đồng, thủy ngân, bauxite, phosphorit, than bùn, sét chịu lửa, dolomit, keratophyr, đá vôi xi măng, sét silic phụ gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch anh, thạch anh tinh thể, cuội sỏi, quarzit. Khoáng sản trọng tâm mang lại nhiều giá trị kinh tế là sét gốm sứ và vật liệu xây dựng. Nơi đây đã xác định được 91 mỏ và điểm quặng được chia làm 4 nhóm: Nhóm nhiên liệu; Nhóm khoáng sản kim loại; Nhóm khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp; Nhóm nước nóng – khoáng.

Trong số các khoáng sản vừa nêu trên, một số đã được khai thác sử dụng với quy mô lớn và được đầu tư khá kỹ càng như sét chịu lửa, đá vôi xi măng, sét xi măng, bauxite, số còn lại cần tiếp tục nghiên cứu khai thác để đáp ứng yêu cầu phát triển một số ngành công nghiệp trong tỉnh.

Với những đặc điểm tự nhiên trên, Hải Dương đã hội tụ những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, đó cũng là điều kiện tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tài nguyên du lịch

Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu tại Hải Dương đều có nhiều nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch, trong đó có 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia là Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Hải Dương là nơi có nhiều lễ hội, ngoài những lễ hội chung của cả nước còn có những lễ hội mang đậm bản sắc đặc trưng của địa phương. Các lễ hội thường diễn ra ở nơi có di tích lịch sử - văn hoá, góp phần thu hút đông đảo khách du lịch: hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh); hội Đền quan lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm – Ninh Giang); hội Đền Yết Kiêu (Yết Kiêu – Gia Lộc); hội Đền Cao (An Lạc – Chí Linh); hội Đền An Phụ (Kinh Môn) v.v…Các lễ hội thường diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhất vào mùa xuân. Và giáng sinh các nhà thờ ở Tỉnh Hải dương cũng thu hút rất nhiều khách bốn phương đổ về.

Đền Cao - An tâm, Chí Linh, Hải Dương

Giếng ở đền An Phụ

Qua bài viết này, hy vọng dubaothoitiet sẽ mang cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Khí hậu Hải Dương cũng như các danh lam thắng cảnh của nơi đây.

Hãy theo dõi dubaothoitiet để có thể cập nhập những thông tin có ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề